Thực sự thì nên gọi có "những" mùa xuân mới đúng hơn, vì trong lúc gió xuân đang về, ngày xuân đang tới, tình xuân đang len nhẹ vào lòng người, hương xuân đang thoang thoảng đâu đây, men xuân đang thấm ướt môi người... thì quanh ta, có những mùa xuân khắc khoải đến nao lòng cũng nhè nhẹ tới theo mùa xuân của ta, đi bên cạnh ta với biết bao cảnh đời... nhưng tôi vẫn nói đến một mùa xuân, mỗi một mùa xuân của tôi, của bạn và của mọi người để thêm một chút riêng tư cho từng cái xuân đang đến.
Nhiều người vẫn thường bảo sao chú già ít nói đến những cảnh giàu sang vui thú mà chú hay nói đến những cảnh đời cơ cực như vậy? Đúng thế. Tôi thích nói đến những cảnh đời nhọc nhằn lao tác bởi vì khi nói đến thì tôi thấy mình ở trong đó, như cháu gái QV có lần bảo: tôi bước qua chính tôi... Tôi rất thích câu nói này. Nói về mình, về những khổ ải của mình, bước qua cuộc đời cay đắng của mình một cách không cần tô vẽ thì bao giờ cũng thích, cho dù cái sự thích ấy chẳng giống ai, và có thể những cái mình thích là những cái người ta ghét, nhưng đó là mình, và đó cũng chính là blog vậy.
Tôi vẫn nhớ đến những cái xuân ngày cha tôi còn sống, không như vậy đâu các bạn à. Ngày xưa mỗi lần xuân đến, tất nhiên thì cũng phải sắm sửa chút gì cho gia đình. Tôi nói đây là nói đến sự chia sẻ chung chung cho mỗi gia đình Việt Nam mình hồi ấy, không có bánh ngon đâu! không có thức ăn ngon đâu, nhưng xuân đến thì vẫn phải đón xuân với bao niềm trìu mến yêu thương, để con cháu thắm được chút hương nào đó cũng đã là mãn nguyện rồi. Ngày nay chúng ta đón xuân với bao điều nô nức hồ hởi, các con đưa tiền cho mẹ bảo rằng: Mẹ ơi, công việc con đang rất bận, cận tết con mới về được, mẹ cầm mấy triệu này về sắm sửa cho vui cửa vui nhà đi mẹ, rồi chúng con sẽ kịp mà, mẹ đừng buồn nhé! Vâng, mẹ không buồn đâu, ba cũng không buồn đâu, nhưng thấy đau khi nghĩ về ngày xưa là vậy. Tại sao chúng ta lại có tục lệ gói bánh chưng, bánh tét trong những ngày xuân, biết bao nhiêu người cho rằng đó là tục lệ bánh chưng bánh dày hồi xưa, nhưng họ quên mất rằng không phải thế. Ngày xưa mỗi lần tết đến, gia đình thường hay gói bánh chưng bánh tét vì các thứ bánh ấy có thể để lâu mà không hư, để dài ngày mà vẫn ăn được, đó cũng là một hình thức tiết kiệm đấy, con cái đi đâu ăn gì không biết, nhưng lúc về nhà xẻ một miếng bánh chưng, một miếng bánh tét là cũng đủ no lòng. Mấy ai còn nghĩ đến chuyện này, cứ tưởng là văn hóa này nọ, xin thưa là không đâu, cái nghèo của dân tộc mình đã dạy ta như thế, có che giấu mấy thì ta cũng vẫn còn nghèo, phải biết hà tiện là vậy, và đó cũng là nét đẹp của ngày xuân là thế.
Xưa nhà thơ Phùng Quán có lần viết:
Mới tháng ba đã ngóng trông đến Tết,
Để được ăn cơm no có thịt,
một bữa một ngày...
là thế đó.
Trẻ nhỏ như chúng tôi chỉ mong đến Tết, để được khoanh tay chúc mừng tuổi cha mẹ và để nhận lấy đôi đồng bạc lì xì, quý lắm, không dám tiêu đâu, chỉ muốn chạy ra ngoài chợ đặt vào hàng bầu cua xem mình có hên không? thua hết cái đồng kẻng năm mươi xu là đã thấy đứt ruột, không dám chơi nữa, bảo rằng năm nay mình vận hạn, dành đôi ba đồng mà mua thêm cây bút chì hai màu đỏ xanh về vẽ là vậy. Thương ôi là thương, nhớ ôi là nhớ là thế! Nói đến lại muốn khóc!
Bảo rằng xuân nay chẳng có ý nghĩa gì nghĩ cũng đúng, vì hầu như tôi chẳng còn cái cảm giác xuân, chỉ biết mình làm, mình chuẩn bị mọi thứ để đón khách, chứ nó không còn có được niềm hào hứng như ngày xưa mình còn trẻ là vậy. Ngày xưa ơi, ngày xưa! May mà ta còn được hưởng những thứ ngày xưa giản dị ấy.
Tết đến, cái hình ảnh đáng nhớ nhất trong tôi hiện giờ là anh chị em xe rác. Thương quá các anh các chị ơi! Đến cận Tết rồi mà các anh các chị cũng phải làm cho đời thêm xanh, cho cuộc sống thêm đẹp. Thường thì mọi năm tể tướng nhà tôi vẫn hay sắm những phần quà đóng gói sẵn chờ họ đến lấy rác là mang ra tặng, lắm người ngỡ ngàng e dè không dám nhận làm chúng tôi hơi buồn, nhưng sau họ biết họ nhận với tấm chân tình rất vui. Tôi nói vậy chẳng phải để khoe đâu. Nhà anh, nhà chị, nhà bạn, nhà cháu... đến ba mươi tết rồi mà vẫn còn người đến nhận rác thì tiếc chi nhỉ? Mau chạy vô nhà lấy một bịch mứt, một bịch bột ngọt, một kí đường mang ra tặng cho họ đi! Đối với chúng ta thì những thứ đó đâu có gì đáng kể, nhưng với họ thì quý lắm đấy. Quý bởi cái "tình người" chứ không phải quý bởi tặng vật đâu. Hãy làm thế nhé, để ta thấy xuân này rất vui và có nhiều ý nghĩa.
Nói đến xuân, nói đến Tết, chắc hẳn không bao giờ dứt được, vì cái lòng người sinh ra trên đời tạo hóa ban cho mình hai tiếng chia sẻ, thì hãy chia sẻ đi. Khi sẻ chia thì ta sẽ nhận ra được chính mình, sẽ nhận ra được mùa xuân của chính mình ngay chính những người cùng khổ chứ chẳng đợi gì xa xôi, rất gần và rất thương, rất giản dị và rất xuân.
Và đó chính là mùa xuân mà ta mãi đợi chờ đấy...
Nhiều người vẫn thường bảo sao chú già ít nói đến những cảnh giàu sang vui thú mà chú hay nói đến những cảnh đời cơ cực như vậy? Đúng thế. Tôi thích nói đến những cảnh đời nhọc nhằn lao tác bởi vì khi nói đến thì tôi thấy mình ở trong đó, như cháu gái QV có lần bảo: tôi bước qua chính tôi... Tôi rất thích câu nói này. Nói về mình, về những khổ ải của mình, bước qua cuộc đời cay đắng của mình một cách không cần tô vẽ thì bao giờ cũng thích, cho dù cái sự thích ấy chẳng giống ai, và có thể những cái mình thích là những cái người ta ghét, nhưng đó là mình, và đó cũng chính là blog vậy.
Tôi vẫn nhớ đến những cái xuân ngày cha tôi còn sống, không như vậy đâu các bạn à. Ngày xưa mỗi lần xuân đến, tất nhiên thì cũng phải sắm sửa chút gì cho gia đình. Tôi nói đây là nói đến sự chia sẻ chung chung cho mỗi gia đình Việt Nam mình hồi ấy, không có bánh ngon đâu! không có thức ăn ngon đâu, nhưng xuân đến thì vẫn phải đón xuân với bao niềm trìu mến yêu thương, để con cháu thắm được chút hương nào đó cũng đã là mãn nguyện rồi. Ngày nay chúng ta đón xuân với bao điều nô nức hồ hởi, các con đưa tiền cho mẹ bảo rằng: Mẹ ơi, công việc con đang rất bận, cận tết con mới về được, mẹ cầm mấy triệu này về sắm sửa cho vui cửa vui nhà đi mẹ, rồi chúng con sẽ kịp mà, mẹ đừng buồn nhé! Vâng, mẹ không buồn đâu, ba cũng không buồn đâu, nhưng thấy đau khi nghĩ về ngày xưa là vậy. Tại sao chúng ta lại có tục lệ gói bánh chưng, bánh tét trong những ngày xuân, biết bao nhiêu người cho rằng đó là tục lệ bánh chưng bánh dày hồi xưa, nhưng họ quên mất rằng không phải thế. Ngày xưa mỗi lần tết đến, gia đình thường hay gói bánh chưng bánh tét vì các thứ bánh ấy có thể để lâu mà không hư, để dài ngày mà vẫn ăn được, đó cũng là một hình thức tiết kiệm đấy, con cái đi đâu ăn gì không biết, nhưng lúc về nhà xẻ một miếng bánh chưng, một miếng bánh tét là cũng đủ no lòng. Mấy ai còn nghĩ đến chuyện này, cứ tưởng là văn hóa này nọ, xin thưa là không đâu, cái nghèo của dân tộc mình đã dạy ta như thế, có che giấu mấy thì ta cũng vẫn còn nghèo, phải biết hà tiện là vậy, và đó cũng là nét đẹp của ngày xuân là thế.
Xưa nhà thơ Phùng Quán có lần viết:
Mới tháng ba đã ngóng trông đến Tết,
Để được ăn cơm no có thịt,
một bữa một ngày...
là thế đó.
Trẻ nhỏ như chúng tôi chỉ mong đến Tết, để được khoanh tay chúc mừng tuổi cha mẹ và để nhận lấy đôi đồng bạc lì xì, quý lắm, không dám tiêu đâu, chỉ muốn chạy ra ngoài chợ đặt vào hàng bầu cua xem mình có hên không? thua hết cái đồng kẻng năm mươi xu là đã thấy đứt ruột, không dám chơi nữa, bảo rằng năm nay mình vận hạn, dành đôi ba đồng mà mua thêm cây bút chì hai màu đỏ xanh về vẽ là vậy. Thương ôi là thương, nhớ ôi là nhớ là thế! Nói đến lại muốn khóc!
Bảo rằng xuân nay chẳng có ý nghĩa gì nghĩ cũng đúng, vì hầu như tôi chẳng còn cái cảm giác xuân, chỉ biết mình làm, mình chuẩn bị mọi thứ để đón khách, chứ nó không còn có được niềm hào hứng như ngày xưa mình còn trẻ là vậy. Ngày xưa ơi, ngày xưa! May mà ta còn được hưởng những thứ ngày xưa giản dị ấy.
Tết đến, cái hình ảnh đáng nhớ nhất trong tôi hiện giờ là anh chị em xe rác. Thương quá các anh các chị ơi! Đến cận Tết rồi mà các anh các chị cũng phải làm cho đời thêm xanh, cho cuộc sống thêm đẹp. Thường thì mọi năm tể tướng nhà tôi vẫn hay sắm những phần quà đóng gói sẵn chờ họ đến lấy rác là mang ra tặng, lắm người ngỡ ngàng e dè không dám nhận làm chúng tôi hơi buồn, nhưng sau họ biết họ nhận với tấm chân tình rất vui. Tôi nói vậy chẳng phải để khoe đâu. Nhà anh, nhà chị, nhà bạn, nhà cháu... đến ba mươi tết rồi mà vẫn còn người đến nhận rác thì tiếc chi nhỉ? Mau chạy vô nhà lấy một bịch mứt, một bịch bột ngọt, một kí đường mang ra tặng cho họ đi! Đối với chúng ta thì những thứ đó đâu có gì đáng kể, nhưng với họ thì quý lắm đấy. Quý bởi cái "tình người" chứ không phải quý bởi tặng vật đâu. Hãy làm thế nhé, để ta thấy xuân này rất vui và có nhiều ý nghĩa.
Nói đến xuân, nói đến Tết, chắc hẳn không bao giờ dứt được, vì cái lòng người sinh ra trên đời tạo hóa ban cho mình hai tiếng chia sẻ, thì hãy chia sẻ đi. Khi sẻ chia thì ta sẽ nhận ra được chính mình, sẽ nhận ra được mùa xuân của chính mình ngay chính những người cùng khổ chứ chẳng đợi gì xa xôi, rất gần và rất thương, rất giản dị và rất xuân.
Và đó chính là mùa xuân mà ta mãi đợi chờ đấy...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Để ghi lời nhận xét, bạn cần phải có một tài khoản Google, hoặc Livejournal, Wordpress, Typepad, AIM hoặc OpenID đều có thể dùng được cả.