Cận cảnh những góc khuất ở Triều Tiên
Vietnamnet Cập nhật lúc 14:43, Thứ Tư, 23/09/2009 (GMT+7)
Nhà báo Italia Piergiorgio Pescali đã ghi lại hình ảnh về những khu vực mà hầu hết những người nước ngoài khác không được phép tới tại Triều Tiên, quốc gia không mấy cởi mở với thế giới.
Ông Italia Piergiorgio Pescali thường xuyên ghé thăm Triều Tiên từ năm 1955. Do mối quan hệ với các tổ chức phi chính phủ nên ông có thể tiếp cận những khu vực mà hầu hết những người nước ngoài khác không được phép tới. Trong chuyến đi trở lại Triều Tiên vào tháng 8 vừa qua, nhà báo này đã ghi lại những nơi đó.
Những trận mưa lớn hồi tháng 7 đã làm hỏng 1/2 vụ thu hoạch lúa ở Triều Tiên. Những người nông dân đang cố thu hoạch thóc ướt song chỉ có vài chiếc xe tải là có thể sử dụng. Thiếu xăng và các bộ phận khác khiến các phương tiện vận chuyển này không phát huy được khả năng giúp đỡ người dân.
Những dân làng ở phía bắc Triều Tiên nhặt lúa rơi trong quá trình vận chuyển. Những cảnh tượng như trên là rất phổ biến tại làng quê, cách xa con mắt của các du khách.
Đường sá tại Triều Tiên hầu như không được bảo trì trừ các con lộ nối các thành phố lớn với nhau. Mưa lớn vào các tháng hè gây ra lở đất và càng làm tổn hại thêm đường sá.
Ngôi làng ở phía bắc Triều Tiên bị phá hủy gần như hoàn toàn trong một trận lở đất diễn ra khi mưa lớn. Các cánh rừng gần đó có thể chặn lở đất nếu cây cối không bị dân làng chặt hạ để đốt sưởi.
Lũ lụt và đói kém trong vài năm qua đã khiến hàng nghìn người bỏ mạng. Nhiều em nhỏ trở thành trẻ mồ côi hoặc bị đưa vào trại tế bần ở Bình Nhưỡng do bố mẹ không nuôi nổi.
Rất khó tìm được thuốc men ở các vùng quê và người dân phải trả tiền cho mọi thứ. Người dân phải trả tiền thức ăn khi nằm viện. Không có gì miễn phí.
Trong khi các cửa hiệu tại miền quê trống rỗng thì bạn có thể tìm thấy mọi thứ trong cửa hàng bách hóa tại Bình Nhưỡng, từ tivi LCD của Nhật tới đồ uống Coca Cola của Mỹ. Những cửa hàng này chỉ nhận tiền yen Nhật và đô la Mỹ, do đó, chỉ có rất ít người có thể mua bán tại đây.
Sau cuộc cải tổ năm 2002, thu nhập của người lao động tương ứng với công sức họ bỏ ra. Tuy nhiên, do điện thường xuyên bị cắt nên không thể đảm bảo sản lượng cao. Vì vậy, lương công nhân thường không đủ sống.
-
Hoài Linh (Theo BBC)
Những hình ảnh bị kiểm duyệt trắng , nhưng ta vẫn hiình dung được nhờ hàng chữ phía dưới vẫn còn.
Trả lờiXóa