Một thương tóc thả* đuôi gà,
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên.
Ba thương má lúm đồng tiền,
Bốn thương...
Thôi thì muốn mấy thương cũng được, vì cái thương là thứ tình cảm ưu ái của ta dành cho người khác nên muốn bao nhiêu cũng có, chứ không chỉ mười thương như ông bà ta ngày xưa bảo thế đâu, Kể ra đây cho hết thì mãn đời vẫn chưa xong. Hôm nọ nịnh vợ, tôi cũng đã có lần viết entry bảo: Một triệu lần thương, vợ ơi! Sao mà thương thế? ấy mà, nhưng đó là số lần thương chứ không phải số điều mình thương. Ở entry này tôi không dám nói chuyện thương đâu, mà nói đến cái điều làm cho người khác phải thương kìa, đó mới là điều đáng nói.
Tóc thả đuôi gà mà dành cho vị trí trang trọng nhất trong mười thương thì cũng không công bằng lắm đâu nghen, hèn chi ông Nhạc sĩ Thế Hiển hồi đó viết Tóc em đuôi gà là phải rồi, chắc là thương ghê lắm đó. Riêng tôi thì thích cái thương thứ nhì kia: Ăn nói mặn mà có duyên. A, đây đúng là điều tôi muốn nói. Đó là cái Duyên!
Trước hết tôi xin phép phân tích đôi chút cho rõ ràng nhé, chữ Duyên tôi muốn nói đây là Duyên Dáng, chứ chẳng phải Nhân Duyên hay Duyên Phận, Duyên Số đâu nghen.
Nói nào ngay, chỉ là cảm nhận cá nhân riêng tôi thôi, hồi nào đến giờ tôi rất thích cái tên này: Duyên. Hay ghê ấy, nó cũng chẳng quý phái hay trang trọng gì, tự dưng nói đến tên Duyên thì chúng ta nghĩ đến một cái gì đó chân chất mộc mạc chứ không cầu kỳ lắm đâu, mà lại thấy có vẻ như xinh xinh dễ nhìn vậy. Kể cũng hay, vì có rất nhiều người đẹp sắc nhưng nhìn qua thấy nó trơ trơ làm sao ấy, nhưng người đẹp duyên thì thích nhìn hoài, thậm chí không cần đẹp lắm, chỉ cần có duyên thôi người ta cũng vẫn thích nhìn, và quan trọng hơn là ai cũng thích gần là vậy, hèn chi mấy kẻ trơ tráo, ăn nói chẳng đâu ra đâu, xía vào chuyện người khác một cách lãng nhách thường bị mắng cho đồ vô duyên là thế, còn ai ăn nói dịu dàng, nhẹ nhàng dí dỏm, cuốn hút người đối diện bằng một thứ tình cảm tự nhiên, không hề tô vẽ hay nịnh hót, thì người ta thường khen anh này, chị này có duyên ghê. Nói đến đây thì chắc những ai có tên là Duyên chắc đang phồng mũi chứ gì, cẩn thận đừng bể lỗ mũi đấy nhé! Coi chừng đấy! Bởi vì cái tên không cũng chưa đủ đâu nhé! Điều cần thiết là những gì bạn thể hiện thì mới thật là có duyên.
Thực ra con người ta ai cũng có duyên cả, người thì cái duyên lộ ra bên ngoài qua gương mặt, qua tính cách, qua cử chỉ, nhưng người khác thì lại có duyên ngầm, chỉ qua một đôi câu nói hay một cái nhìn thôi, ta vẫn có cảm tình với họ, rõ ràng cái ngầm ấy thật là đáng yêu. Thế thì làm sao để mà biểu lộ cái duyên mỗi người ra nhỉ? Để người ta thấy cái duyên mà thương mình chớ? Xin thưa, ông bà ta ngày xưa thường bảo: Hữu xạ tự nhiên hương đó sao! Cứ sống thật với mình, vui tươi với mọi người thì tự người sẽ nhìn thấy cái duyên trong ta thôi, cho dù ta không cần phải có sắc đẹp, người ta vẫn thích nói chuyện với ta, vẫn thích gần gũi ta vì cái duyên của ta, còn cố mà sắp đặt cho cái duyên của ta nó lộ ra bên ngoài thì không khéo sẽ thành trơ trẽn mất. Cũng giống như sống mà cứ xoi mói bên này bên kia, xăm soi cái này cái khác, xem ai sai chỗ nào, ai thiếu sót cái gì để mà chỉa mũi dùi vào khích bác thì muôn đời cái duyên ấy làm sao mà lộ ra cho được? Trái lại còn tự vò nát cái duyên của mình đi, tự trói buộc mình vào ngục tù của lòng ganh ghét đố kỵ xấu xa là vậy.
Có phải thế không nhỉ? Tôi đã nhìn thấy cái duyên của bạn rồi đó, nó kia kìa! Chắc chắn hiện giờ sau khi xem xong những dòng này bạn đang cười, và nhân đó nhìn vào cái gương kế bên thử xem cái lão Papi này nói đúng là mình có duyên không, hoặc bạn đang hậm hực vô cùng, sửa soạn chửi thằng láo toét này đây, bày đặt phân tích này nọ làm như rành lắm đấy. Không sao đâu, tôi vẫn lắng nghe và cười toe toét đây này, vì lâu này bị người ta mắng cho là đồ vô duyên quen rồi. Hàhà...
(*Có nơi gọi rằng tóc bỏ đuôi gà, tóc xỏa đuôi gà, tôi thì thấy dùng từ tóc thả đuôi gà cho nó duyên dáng một tí, cột tóc lại rồi thả cái đuôi tóc xuống đó mà!)
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên.
Ba thương má lúm đồng tiền,
Bốn thương...
Thôi thì muốn mấy thương cũng được, vì cái thương là thứ tình cảm ưu ái của ta dành cho người khác nên muốn bao nhiêu cũng có, chứ không chỉ mười thương như ông bà ta ngày xưa bảo thế đâu, Kể ra đây cho hết thì mãn đời vẫn chưa xong. Hôm nọ nịnh vợ, tôi cũng đã có lần viết entry bảo: Một triệu lần thương, vợ ơi! Sao mà thương thế? ấy mà, nhưng đó là số lần thương chứ không phải số điều mình thương. Ở entry này tôi không dám nói chuyện thương đâu, mà nói đến cái điều làm cho người khác phải thương kìa, đó mới là điều đáng nói.
Tóc thả đuôi gà mà dành cho vị trí trang trọng nhất trong mười thương thì cũng không công bằng lắm đâu nghen, hèn chi ông Nhạc sĩ Thế Hiển hồi đó viết Tóc em đuôi gà là phải rồi, chắc là thương ghê lắm đó. Riêng tôi thì thích cái thương thứ nhì kia: Ăn nói mặn mà có duyên. A, đây đúng là điều tôi muốn nói. Đó là cái Duyên!
Trước hết tôi xin phép phân tích đôi chút cho rõ ràng nhé, chữ Duyên tôi muốn nói đây là Duyên Dáng, chứ chẳng phải Nhân Duyên hay Duyên Phận, Duyên Số đâu nghen.
Nói nào ngay, chỉ là cảm nhận cá nhân riêng tôi thôi, hồi nào đến giờ tôi rất thích cái tên này: Duyên. Hay ghê ấy, nó cũng chẳng quý phái hay trang trọng gì, tự dưng nói đến tên Duyên thì chúng ta nghĩ đến một cái gì đó chân chất mộc mạc chứ không cầu kỳ lắm đâu, mà lại thấy có vẻ như xinh xinh dễ nhìn vậy. Kể cũng hay, vì có rất nhiều người đẹp sắc nhưng nhìn qua thấy nó trơ trơ làm sao ấy, nhưng người đẹp duyên thì thích nhìn hoài, thậm chí không cần đẹp lắm, chỉ cần có duyên thôi người ta cũng vẫn thích nhìn, và quan trọng hơn là ai cũng thích gần là vậy, hèn chi mấy kẻ trơ tráo, ăn nói chẳng đâu ra đâu, xía vào chuyện người khác một cách lãng nhách thường bị mắng cho đồ vô duyên là thế, còn ai ăn nói dịu dàng, nhẹ nhàng dí dỏm, cuốn hút người đối diện bằng một thứ tình cảm tự nhiên, không hề tô vẽ hay nịnh hót, thì người ta thường khen anh này, chị này có duyên ghê. Nói đến đây thì chắc những ai có tên là Duyên chắc đang phồng mũi chứ gì, cẩn thận đừng bể lỗ mũi đấy nhé! Coi chừng đấy! Bởi vì cái tên không cũng chưa đủ đâu nhé! Điều cần thiết là những gì bạn thể hiện thì mới thật là có duyên.
Thực ra con người ta ai cũng có duyên cả, người thì cái duyên lộ ra bên ngoài qua gương mặt, qua tính cách, qua cử chỉ, nhưng người khác thì lại có duyên ngầm, chỉ qua một đôi câu nói hay một cái nhìn thôi, ta vẫn có cảm tình với họ, rõ ràng cái ngầm ấy thật là đáng yêu. Thế thì làm sao để mà biểu lộ cái duyên mỗi người ra nhỉ? Để người ta thấy cái duyên mà thương mình chớ? Xin thưa, ông bà ta ngày xưa thường bảo: Hữu xạ tự nhiên hương đó sao! Cứ sống thật với mình, vui tươi với mọi người thì tự người sẽ nhìn thấy cái duyên trong ta thôi, cho dù ta không cần phải có sắc đẹp, người ta vẫn thích nói chuyện với ta, vẫn thích gần gũi ta vì cái duyên của ta, còn cố mà sắp đặt cho cái duyên của ta nó lộ ra bên ngoài thì không khéo sẽ thành trơ trẽn mất. Cũng giống như sống mà cứ xoi mói bên này bên kia, xăm soi cái này cái khác, xem ai sai chỗ nào, ai thiếu sót cái gì để mà chỉa mũi dùi vào khích bác thì muôn đời cái duyên ấy làm sao mà lộ ra cho được? Trái lại còn tự vò nát cái duyên của mình đi, tự trói buộc mình vào ngục tù của lòng ganh ghét đố kỵ xấu xa là vậy.
Có phải thế không nhỉ? Tôi đã nhìn thấy cái duyên của bạn rồi đó, nó kia kìa! Chắc chắn hiện giờ sau khi xem xong những dòng này bạn đang cười, và nhân đó nhìn vào cái gương kế bên thử xem cái lão Papi này nói đúng là mình có duyên không, hoặc bạn đang hậm hực vô cùng, sửa soạn chửi thằng láo toét này đây, bày đặt phân tích này nọ làm như rành lắm đấy. Không sao đâu, tôi vẫn lắng nghe và cười toe toét đây này, vì lâu này bị người ta mắng cho là đồ vô duyên quen rồi. Hàhà...
(*Có nơi gọi rằng tóc bỏ đuôi gà, tóc xỏa đuôi gà, tôi thì thấy dùng từ tóc thả đuôi gà cho nó duyên dáng một tí, cột tóc lại rồi thả cái đuôi tóc xuống đó mà!)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Để ghi lời nhận xét, bạn cần phải có một tài khoản Google, hoặc Livejournal, Wordpress, Typepad, AIM hoặc OpenID đều có thể dùng được cả.