Em gái cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đòi tác quyền:
Hát một bài nhạc Trịnh phải trả 300.000
Hát một bài nhạc Trịnh phải trả 300.000
Gần một tháng nay, giới nghệ sĩ và những người hoạt động trong lĩnh vực ca nhạc TP.HCM xôn xao chuyện gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn yêu cầu các tụ điểm ca nhạc, các phòng trà thanh toán tiền tác quyền khi dụng các tác phẩm của cố nhạc sĩ...
Phản ứng của các chủ phòng trà
Giấy yêu cầu do bà Trịnh Vĩnh Trinh - em gái cố nhạc sĩ ký tên. Theo đó, bà Trinh yêu cầu: Thanh toán tiền tác quyền của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là 300.000 đồng/bài/lần biểu diễn.
Tổng số tiền thanh toán căn cứ vào tổng số lần biểu diễn tất cả các bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tính từ khi Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam có hiệu lực thi hành.
Ngoài ra giấy yêu cầu trên còn nói rõ: “Thời hạn thanh toán chậm nhất là ngày 31-3-2008. Trong trường hợp không nhận được tiền tác quyền nói trên trong thời hạn này, chúng tôi sẽ nhờ luật sư đại diện pháp lý của gia đình giải quyết theo Pháp luật Việt Nam và ông (bà) phải chịu trách nhiệm thanh toán tất cả mọi chi phí phát sinh, kể cả chi phí pháp lý…”.
Như vậy, nếu căn cứ vào giấy yêu cầu của gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thì từ ngày 1-7-2006 (ngày Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam có hiệu lực) cho đến tới cuối tháng 3-2008 này, những phòng trà hay tụ điểm kinh doanh ca nhạc trên địa bàn TP.HCM sẽ phải trả một số tiền không nhỏ.
Các ca sĩ, ông bầu, từ trước tới nay, phần lớn đều sử dụng nhạc Trịnh Công Sơn như của “chùa”. Chỉ có một số ít khi kinh doanh nhạc Trịnh có ý thức trong việc trả tiền tác quyền.
Ca sĩ Ánh Tuyết - Chủ phòng trà ATB cho biết: "Trước đây, ATB từng gửi 10 triệu đồng cho gia đình trong ngày giỗ của anh Sơn, như là tiền bản quyền tượng trưng. Còn từ hôm nhận được giấy yêu cầu trả bản quyền trên, ATB ngưng hát nhạc Trịnh. Tiền tác quyền thì phải trả theo luật, nhưng nếu cứ truy theo 300.000 đồng/bài thì khó cho chúng tôi quá. Vì một đêm hát 20 bài nhạc Trịnh (thứ Sáu hàng tuần), trung bình đã phải trả 6 triệu đồng, nhưng có khi tổng doanh thu chỉ 2 triệu đồng (20 khách). Như thế thì làm sao phòng trà chịu nổi? Phải căn cứ theo chuẩn nào, cách làm nào cho hợp lý, có tính toán, theo doanh thu chứ không thể truy thu kiểu như thế được”.
Một chủ phòng trà xin giấu tên cho biết ngay từ khi nhận được giấy yêu cầu trả tiền tác quyền, phòng trà của ông không sử dụng nhạc Trịnh Công Sơn. Thậm chí có đêm, khi có khán giả yêu cầu ca sĩ hát nhạc Trịnh, ông cũng không cho phép hát vì sợ phải trả thêm tiền.
Trao đổi với một số ca sĩ thường xuyên hát nhạc Trịnh Công Sơn tại các phòng trà, tại một số tụ điểm ca nhạc… chúng tôi đều nhận được lời chối từ khéo léo: Chỉ biết hát, còn vấn đề bản quyền thì chưa được nghe, chưa được biết.
Bà Trịnh Vĩnh Trinh: Quyết làm tới cùng!
Trước đây, lúc sinh thời anh Sơn không đặt vấn đề thu tác quyền nên chúng tôi không thu. Bây giờ anh Sơn đã mất, Việt Nam lại có Luật Sở hữu trí tuệ nên là những người thừa kế, chúng tôi phải có trách nhiệm gìn giữ bảo quản những di sản anh Sơn để lại".
Bà cho biết: "Chúng tôi thu tiền tác quyền để xây dựng quỹ học bổng mang tên anh Sơn, nhằm hỗ trợ tài năng trẻ Việt Nam. Đây cũng là nguyện vọng của anh Sơn lúc sinh thời”.
* Nhưng theo ý kiến của một số người, việc thu 300.000 đồng/bài/lần hát là quá cao và khiến cho nhiều điểm diễn sẽ không có khả năng chi trả?- Trước khi đề ra mức tiền trên, chúng tôi đã tham khảo rất kỹ Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam và thấy đó là số tiền hợp lý. Tôi xin nêu một ví dụ, vào năm 2007, tại phòng trà M. đã tổ chức hai đêm nhạc Trịnh Công Sơn do ca sĩ QD hát. Phòng trà này đã thu tiền phụ thu cho mỗi khách là 300.000 đồng, chưa kể tiền nước. Tôi đã chứng kiến cả hai đêm, đêm nào khách cũng kín chỗ. Với trên 100 chỗ ngồi, tổng số tiền phụ thu hai đêm của phòng trà này đã lên tới trên 60 triệu đồng. Nhưng họ đâu có nói gì đến tiền tác quyền. Nhiều trường hợp đã cố tình xù tiền tác quyền.
Như vào cuối tháng 3-2007, một công ty tổ chức biểu diễn đã xin phép chúng tôi được tổ chức hai đêm nhạc Trịnh Công Sơn tại Hà Nội. Sau khi chúng tôi yêu cầu trả tiền tác quyền, họ đồng ý sẽ trả nhưng vào phút cuối lại nói hoãn không tổ chức chương trình đó nữa. Nhưng sự thật là họ vẫn tổ chức và đã “trốn” tiền tác quyền.
Còn với một số phòng trà nhỏ, doanh thu thấp, chúng tôi vẫn đồng ý để cho họ thương lượng. Cách đây hơn 2 tuần, sau khi nhận được giấy yêu cầu tiền tác quyền, có vợ chồng chủ quán nhạc Trịnh ở quận Bình Tân đã tới gặp chúng tôi và cho biết họ yêu thích nhạc Trịnh nên mới mở quán nhỏ để kinh doanh. Sau khi xem xét thực tế doanh thu, chúng tôi đã đồng ý cho họ tự nguyện trả tiền tác quyền.
Vì thế tôi vẫn khẳng định số tiền 300.000 đồng không phải là cố định mà chúng tôi có thể thay đổi, miễn sao cho những người sử dụng nhạc Trịnh để kinh doanh phải thấy trách nhiệm của mình trong việc trả tiền tác quyền.
* Việc thu tiền tác quyền nhạc Trịnh sẽ khiến nhiều khán giả mất cơ hội thưởng thức nhạc Trịnh, và nhiều phòng trà cũng bắt đầu từ chối hát nhạc Trịnh?
- Tôi không nghĩ là như thế! Từ trước tới nay rất nhiều nhạc sĩ khác được trả tiền tác quyền, tại sao Trịnh Công Sơn lại không được trả? Việc từ chối hát nhạc Trịnh tại một số phòng trà tôi không biết, nhưng việc tuân thủ pháp luật về tiền tác quyền là điều đương nhiên. Còn nhạc Trịnh đã có chỗ đứng trong lòng khán giả từ rất lâu nên tôi tin trong thời gian tới, khi tác quyền được thực hiện nghiêm túc, khán giả vẫn có cơ hội thưởng thức.
* Lúc sinh thời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rất ưu ái với những ca sĩ trẻ khi sử dụng các ca khúc của ông để tạo dựng tên tuổi. Liệu khi tiền tác quyền được thực thi, những ca sĩ trẻ mong muốn được hát nhạc Trịnh có thể được lưu ý?
- Như tôi đã nói, Quỹ tài năng trẻ mang tên anh Sơn do chúng tôi lập ra cũng nhằm tìm và phát hiện những tài năng trẻ trong âm nhạc. Cách đây mấy năm, một ca sĩ trẻ ra album đầu tay chúng tôi cũng không lấy tiền tác quyền và hiện nay ca sĩ đó đã nổi tiếng. Sau khi quỹ thành lập xong và đi vào họat động thì không chỉ miễn tiền tác quyền, chúng tôi còn tài trợ, giúp đỡ các ca sĩ trẻ lập nghiệp.
* Sao gia đình bà không ký ủy quyền cho Trung tâm Bảo vệ tác quyền tác giả âm nhạc Việt Nam thu cho tiện?
- Chúng tôi không quen nói đến chuyện tiền bạc nên khi đặt vấn đề tiền tác quyền, chúng tôi đã gặp một số phản ứng. Vì thế chúng tôi cũng đã làm việc với Trung tâm Bảo vệ tác quyền tác giả âm nhạc Việt Nam và có lẽ chúng tôi sẽ ủy quyền cho nơi này làm giúp thì hợp lý hơn. Nhưng chúng tôi vẫn khẳng định sẽ quyết tâm làm tới cùng việc thu tác quyền nhạc Trịnh Công Sơn vì điều này Luật đã cho phép.
TRỌNG THỊNH - Theo Tiền Phong
Ý kiến bạn đọc:
TTO - Nên "thích nghi" với vấn đề tác quyền hay nên để nhạc Trịnh được "miễn phí" sống trong lòng đại chúng? Ai có quyền đòi tiền tác quyền và mức tác quyền nên được tính ra sao, bạn đọc TTO đã có nhiều ý kiến khác nhau
Nếu thu phí tác quyền đối với 1 lần hát ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thì giá 300.000 đồng hoặc ít hơn bao nhiêu cũng làm không ít người kinh doanh phòng trà hay quán cà phê dùng nhạc Trịnh làm thương hiệu kinh doanh lâu nay cảm thấy hơi choáng, chí ít họ cũng đã ít nhiều tạm dừng việc hát nhạc Trịnh.
Mong chị Trịnh Vĩnh Trinh suy nghĩ lại chút ít, nếu cứ làm như trên thì hóa ra nhạc Trịnh đâu còn là thứ nhạc của đại chúng?!
PHAN NHƯ QUỲNH
Âm nhạc luôn đi vào lòng người, từ hàng trăm năm nay, trên thế giới các nhà soạn nhạc tên tuổi như Bethoven, Mozart... để lại những bản tình ca bất hủ. Họ đã mất đi, nhưng tên tuổi của họ thì còn lại mãi ngàn năm.
Không ai phủ nhận quyền giữ bản quyền của tác phẩm, nhất là trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay, tuy nhiên sự thăng hoa trong âm nhạc và sự lưu truyền từ đời này sang đời khác các bản nhạc bất hủ có lẽ là điều vô giá đối với một nhạc sĩ, nó còn giá trị hơn rất nhiều những đồng tiền bản quyền bình thường kia!
Tôi vẫn thường nói vui với bạn bè rằng nhạc Trịnh có khi vẫn còn được đời cháu, chắt của chúng ta lắng nghe và cảm nhận, lưu truyền. Nhưng nếu 300.000 đồng một bài, hỡi ôi sinh viên, công chức làm sao nghe nổi, chỉ một phần nhỏ "đại gia" nghe thôi...Thật đáng tiếc và buồn!
VŨ BÌNH MINH
Trịnh Công Sơn một cây đại thụ trong làng nhạc sĩ Việt Nam. Cả một đời cống hiến cho âm nhạc, có thể nói những bản nhạc của ông đã đi sâu vào lòng không biết bao người yêu nhạc...
Có thật sự là tâm nguyện của ông muốn lập một quĩ gì đó mà gia đình nói không? Tôi thiết nghĩ nếu thu tác quyền như thế thì khi người yêu nhạc khi nghe nhạc Trịnh sẽ không còn như trước nữa, thay vào đó là một tâm lý không thoải mái.
TRẦN VĂN NGUYỄN
Lâu nay người Việt chúng ta cứ quen xài "chùa" mất rồi. Nay người ta đòi tác quyền thì giãy nãy lên! Phải tuân thủ luật tác quyền cho phù hợp với các xã hội văn minh thôi.
Thế nhưng theo tôi, ở các phòng trà mà thu một lần hát cho một ca khúc tới 300.000 đồng là hơi cao, cần xem lại giá cả. Còn nếu hát trước một sân khấu lớn với hàng ngàn khán giả thì mức thu như trên lại quá "bèo".
NGUYỄN VĂN TƯỜNG
Tôi nghĩ các phòng trà, tụ điểm tổ chức ca nhạc hay các ca sĩ muốn hát nhạc của bất cứ nhạc sĩ nào sáng tác đều phải có trách nhiệm trả tiền tác quyền, vì mỗi đêm ca sĩ biểu diễn thu vào hàng mấy chục triệu đồng (trừ những ca sĩ mới chập chững vào nghề), các bầu sô thu vào cũng không kém...Vì vậy, thu nhập nhưng có phần công sức của người khác thì phải có trách nhiệm.
NGUYỄN THANH LÂM
Theo tôi thấy thì việc thu tiền tác quyền những ca khúc Trịnh Công Sơn là hợp lý vì những người kinh doanh cũng như ca sỹ phải biết trách nhiệm của mình khi kinh doanh sản phẩm trí tuệ của người khác. Đó mới đúng là sự công bằng,văn minh phù hợp với xu hướng hội nhập của thế giới.
TH.MINH
Tôi là một người rất quan tâm về lĩnh vực âm nhạc và đặc biệt là nhạc Trịnh. Vì thế khi đọc được bài viết này tôi cũng rất lấy làm tâm đắc vì quyền sở hữu trí tuệ của VN đã bắt đầu có hiệu lực và được thực thi một cách nghiêm túc (dù rằng đấy chỉ là mới bắt đầu).
Theo tôi chị Vĩnh Trinh hoàn toàn có lý do để đưa ra một cái mốc 300.000đồng/bài hát của nhạc sĩ TCS nhưng thiết nghĩ nó phải được đặt dưới sự quản lý của một tổ chức hay một cơ quan đại diện nào chứ không phải là của chị Vĩnh Trinh, dù rằng số tiền tác quyền đó có làm vào mục đích nào đi chăng nữa. Đừng để vì bất cứ một lý do nào để ảnh hưởng đến một thần tượng, một tài năng âm nhạc mà rất lâu nay mọi nguời yêu nhạc mến mộ.
TRAN HOAI DUY
TT - Việc ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh - đại diện gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - gửi văn bản đến các phòng trà, đơn vị tổ chức biểu diễn đề nghị thanh toán (từ 1-7-2006) tác quyền ca khúc của anh trai đang khiến không ít ông bà chủ của những đơn vị tổ chức biểu diễn "băn khoăn", "bối rối".
Theo yêu cầu từ phía gia đình cố nhạc sĩ, một bài của Trịnh Công Sơn được sử dụng phải trả số tiền 300.000 đồng/lần.
Thu tiền tác quyền: lâu nay làm… cho có
Sự kiện gây "bối rối" vì số lượng ca khúc của Trịnh Công Sơn được sử dụng là không nhỏ, được hát không ít lần. Còn "băn khoăn" vì một thực tế khác, trừ những ca khúc của Phạm Duy được Phương Nam độc quyền - kiểm soát bản quyền chặt chẽ, lâu nay chuyện thu tiền tác quyền ca khúc chỉ được làm... cho có.
Là đơn vị tổ chức chương trình lớn và sản xuất băng đĩa có sử dụng ca khúc của Trịnh Công Sơn thường xuyên nhất, Phương Nam đã thực hiện trả tiền tác quyền những ca khúc ghi âm để phát hành CD cho gia đình nhạc sĩ với giá 1 triệu đồng/bài. Số tiền sẽ được tính cao hơn với những ca khúc được sử dụng trong chương trình biểu diễn có doanh thu, ghi hình và phát hành đĩa sau đó. Nhưng thực tế, việc tôn trọng tác quyền ca khúc của Trịnh Công Sơn nói riêng và nhiều nhạc sĩ VN nói chung trong những hoạt động biểu diễn khác thì hoàn toàn ngược lại…
Ca sĩ Ánh Tuyết - chủ phòng trà ATB - cho biết việc thu tiền tác quyền ca khúc hiện nay hầu như chỉ được thực hiện trong những chương trình lớn, con số thường là 500.000 đồng đến 1 triệu đồng/bài, nhưng lại được thỏa thuận gia giảm tùy vào tính chất sô "từ thiện hay không từ thiện", "truyền hình hay không truyền hình"... Ngay với việc trả tiền tác quyền cho những ca khúc của Văn Cao mà ATB thường xuyên sử dụng cũng chỉ được tính theo... tình cảm. Tức là có doanh thu tốt thì Ánh Tuyết sẽ tự nguyện trích một khoản để gửi lại gia đình của nhạc sĩ, còn ngược lại thì... Nhạc sĩ Lê Quang, chủ phòng trà Không Tên, cũng cho biết trước nay phòng trà không phải trả tiền tác quyền ca khúc cho nhạc sĩ, dù đó là một việc hợp lý.
Ông Nguyễn Tuấn - đại diện phòng trà Tình Ca, trước đây là biên tập của phòng trà M&Tôi - cho biết trong cân đối thu chi của các phòng trà trước nay thường không có khoản cho "tiền tác quyền".
Thương lượng để trả theo doanh thu
Về bản quyền ca khúc nói chung, Phương Nam là đơn vị đầu tiên thực hiện độc quyền các ca khúc của Phạm Duy và áp dụng chế độ thu tiền tác quyền. Qui định được đưa ra ngay từ đầu nên cũng dễ cho các đơn vị trong việc cân đối, quyết định tổ chức những chương trình có sử dụng ca khúc của ông. Bà Phan Mộng Thúy, giám đốc Phương Nam, cho biết đơn vị của mình cũng không quá cứng nhắc trong việc thu tác quyền. Cụ thể với những chương trình của Ánh Tuyết tổ chức tại phòng trà hay một số chương trình nhỏ, vừa khác, số tiền thu không được tính với giá 1 triệu đồng/bài như qui định, mà tính tùy thuộc vào tính chất, qui mô của chương trình.
Phương Nam cũng áp dụng "hợp đồng linh hoạt" với Đức Tuấn - ca sĩ thường xuyên hát nhạc Phạm Duy. Theo đó, số tiền Đức Tuấn phải trả cho việc sử dụng ca khúc được tính theo năm. Con số này sẽ ít hơn rất nhiều so với việc nhân và cộng số lần, số bài sử dụng. "Hơn nữa cũng không thể nào kiểm soát hết được ca sĩ hát bao nhiêu bài, bao nhiêu lần trong những chương trình dạng "hát theo yêu cầu" của phòng trà - bà Thúy nói - Với thực tế hiện nay, quan trọng không phải là thu được nhiều tiền mà là kêu gọi ý thức tôn trọng tác quyền của người sử dụng".
Với những đêm nhạc Trịnh sắp được tổ chức, phần lớn đều tiến hành thương lượng lại với gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để trả theo doanh thu, chương trình chứ không áp dụng hình thức tính theo bài, lần. Như ba đêm nhạc Trịnh sắp được tổ chức tại phòng trà Yesterday dự kiến sử dụng 31 ca khúc/đêm. Anh Khoa, người thực hiện chương trình, cho biết tổng số tiền tác quyền mà chương trình trả gia đình ông là 10 triệu đồng/đêm. Số tiền này được tính theo thỏa thuận chứ không theo số lượng bài.
Nhạc sĩ Lê Quang định tổ chức chương trình nhạc Trịnh cũng cho biết: "Tôi và chị Trịnh Vĩnh Trinh đang thương lượng lại. Có thể sẽ không áp dụng cách tính theo bài, lần mà theo quí hoặc năm, vì hoạt động phòng trà sử dụng rất nhiều ca khúc, hát theo yêu cầu khán giả, không như những hoạt động biểu diễn khác".
Ông Nguyễn Tuấn, biên tập phòng trà Tình Ca, thổ lộ: "Phòng trà Tình Ca đã thương lượng lại với gia đình của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn về tiền tác quyền ca khúc trong hai đêm nhạc sắp tổ chức, sẽ không tính theo số bài mà dựa vào doanh thu của chương trình và trên tinh thần hợp tác để góp phần giữ cho nhạc Trịnh sống mãi".
ĐỖ DUY
Thông tin tham khảo
* Theo các phòng trà và đơn vị tổ chức khác, việc thu tiền bản quyền ca khúc là hoàn toàn đúng, nhưng do thực tế quản lý lỏng lẻo bấy lâu nay không được áp dụng đồng bộ, nên việc truy thu là hơi... khó. Hầu hết giới tổ chức biểu diễn phòng trà đều cho rằng cách tính 300.000 đồng/bài/lần hát là khá cao. Với những chương trình phòng trà, ca sĩ hát rất nhiều theo yêu cầu, tính bằng số lần thì con số phải trả trong một đêm sẽ không thua gì catsê của một ca sĩ hạng B.
* Ông Tô Văn Long - trưởng phòng quyền tác giả, Cục Bản quyền tác giả:
Việc thu tiền bản quyền được tính căn cứ theo nghị định của Chính phủ về chế độ nhuận bút (nghị định số 61/2002/NĐ-CP). Đối với những lĩnh vực chưa được qui định sẽ dựa trên sự thỏa thuận giữa tác giả với nhà khai thác sử dụng.
Nghị định số 61 của Chính phủ về chế độ nhuận bút nêu rõ: tác phẩm đã công bố, phổ biến khi được sử dụng lại, tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm vẫn hưởng nhuận bút theo qui định. Việc trả nhuận bút phải đảm bảo hợp lý giữa lợi ích của tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm, lợi ích của bên sử dụng tác phẩm và lợi ích của người hưởng thụ tác phẩm, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước. Đối với tác phẩm có tính đặc thù chưa được qui định cụ thể tại nghị định này thì việc trả nhuận bút do thỏa thuận giữa bên sử dụng tác phẩm với tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm thông qua hợp đồng thỏa thuận khoán gọn.
* Theo Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc VN (VCPMC), mức thu tiền bản quyền áp dụng trong năm 2007-2008 tại quán cà phê, giải khát (kể cả phòng trà - PV) tại thành phố loại một: tại quận - khu vực trung tâm, mức thu (khoán) đối với việc sử dụng nhạc sống ở những quán dưới 30 chỗ ngồi là 75.000 đồng/tháng. Nếu quán có trên 30 chỗ ngồi, thu theo mức 7.500 đồng/chỗ ngồi/tháng. Số tiền bản quyền thu được sẽ chia cho các tác giả căn cứ trên danh sách tác phẩm âm nhạc đã sử dụng nhân với số lần sử dụng tại quán. Danh sách và số lần sử dụng do người sử dụng điền vào bản kê khai có sẵn của VCPMC.
Theo VCPMC, cách tính này căn cứ trên các qui định luật pháp và dựa trên sự thỏa thuận giữa VCPMC, tác giả và nhà khai thác sử dụng. Kể từ năm 2006, gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tự tiến hành việc thu tiền bản quyền, không ủy thác cho trung tâm như trước kia.
U.LY - Đ.D
Ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh - đại diện gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn:
Chúng tôi linh động trong việc áp dụng khung giá
* Thực tế việc truy thu tiền tác quyền những ca khúc của Trịnh Công Sơn ở thời điểm này xuất phát từ lý do gì?
- Trịnh Vĩnh Trinh: Đã từ bấy lâu nay việc trả tiền tác quyền cho anh Sơn được thi hành một cách tùy tiện. Gia đình chưa bao giờ lên tiếng. Tuy nhiên trong những năm gần đây, việc vi phạm tác quyền càng ngày càng nghiêm trọng. Điển hình là gần đây những đêm nhạc Trịnh Công Sơn tại một số phòng trà lớn ở TP.HCM, đêm biểu diễn ở Nhà hát lớn Hà Nội, Cung văn hóa Hữu nghị Hà Nội… những nhà tổ chức gồm những người nổi tiếng kể cả nhạc sĩ không hề đoái hoài đến việc thi hành nghĩa vụ tác quyền. Và đến khi gia đình bắt buộc phải nhắc nhở thì họ vẫn lờ đi! Theo anh, chúng tôi cần phải làm gì?
* Việc thu tiền tác quyền ca khúc đã không được áp dụng chặt chẽ trong thời gian qua dẫn đến các đơn vị tổ chức chưa có ý thức tốt và băn khoăn, bối rối trong lần truy thu này, dù biết đó là khoản thu hợp lý. Chị nghĩ sao?
- Thật sự khung tác quyền đã được định nghĩa rất rõ ràng bởi Cục Tác quyền một cách bài bản và khoa học, dựa trên loại hình biểu diễn, nơi biểu diễn, số ghế và giá vé... Nếu gia đình chúng tôi áp dụng khung giá này thì số tiền tác quyền phải trả sẽ lớn hơn nhiều. Phải nhấn mạnh rằng qua kinh nghiệm, những cá nhân hay tổ chức thật sự muốn trả tiền tác quyền thì đó không phải là vấn đề. Chúng tôi luôn linh động trong việc thu tiền tác quyền nhằm khuyến khích các hoạt động văn nghệ chân chính và có tính cách quần chúng. Điển hình là chúng tôi chưa bao giờ đặt vấn đề tác quyền cho tất cả những đêm nhạc Trịnh Công Sơn tổ chức hằng năm tại khu du lịch Thanh Đa - Bình Quới.
Rất nhiều cơ sở khác như cà phê Trịnh ở quận Tân Bình, cà phê Yesterday ở quận 3, phòng trà Tình Ca của gia đình nhạc sĩ Phạm Duy, của ca sĩ Lan Ngọc đều đóng góp trên cơ sở tự nguyện.
Tôi xin xác nhận không có việc phải trả 300.000 đồng cho mỗi bài hát Trịnh Công Sơn. Số tiền này có thể cao hơn nhiều hoặc rất thấp hơn, hoặc miễn thu tùy theo địa điểm, chủng loại và tính cách quần chúng của nó. Dĩ nhiên nếu những buổi trình diễn thuần túy chỉ mang tính chất thương mại thì chúng tôi có quyền áp dụng khung giá tác quyền qui định bởi luật pháp VN.
* Các đơn vị tổ chức cho rằng con số 300.000 đồng/bài là quá cao so với những hoạt động của phòng trà. Chị nghĩ sao về việc này?
- Nếu phải áp dụng theo đúng khung giá qui định bởi Nhà nước thì con số 300.000 đồng/bài cho những hoạt động của phòng trà thì vẫn còn thấp cho những phòng trà có tầm cỡ. Và chúng tôi luôn linh động trong việc áp dụng khung giá, phân biệt những hoạt động có tính chất quần chúng với những hoạt động chỉ mang tính chất kinh doanh, thương mại. Rất tiếc, những người than vãn về tiền tác quyền phải trả trên công luận lại là những người chưa bao giờ đến gặp chúng tôi.
ĐỖ DUY thực hiện
Ý kiến bạn đọc:
Thu tiền tác quyền, xin nhã nhặn hơn!
TTO - Hôm nay đọc vấn đề chị Trịnh Vĩnh Trinh yêu cầu 300.000đồng cho mỗi bài nhạc Trịnh hát ở phòng trà và thấy có một số chủ phòng trà phản đối tôi nghĩ cũng lạ.
Xét về phương diện tác quyền, không biết là các chủ phòng trà hay các ca sĩ trình bày phản đối như vậy có phải là kém tôn trọng tác quyền? Với các ca sĩ được mến mộ thì 300.000đ trên một bài hát họ trình bày là quá nhỏ nhoi, trong khi thu nhập họ hát với đơn vị tính là triệu đồng. Tuy nhiên với các phòng trà nhỏ với các ca sĩ hát như là một nghiệp thì quả thật 300.000đ là rất lớn.
Xét về phương diện nhân sinh, nhạc của ông không phải để nghe mà còn để nghĩ. Người yêu nhạc Trịnh Công Sơn là vì vậy, người nghe đa phần là những người thích sự thâm trầm. Tôi khi xưa lúc không có tiền cũng mua những đĩa nhạc Trịnh không có bản quyền, giá rẻ. Sau này, khi có được thu nhập tôi lại mua những đĩa có bản quyền, dù rằng những đĩa đó mình đã có trước một bản copy.
Vấn đề đặt ra theo tôi nghĩ là cách thu và cách nêu ra lý lẽ, không nên đặt dư luận trước một lý lẽ hơi chung chung là "thu để làm quỹ học bổng", điều này có vẻ không thuyết phục. Bằng cách nào đó, gia đình nhạc sĩ nên khéo léo, không nên khiến người nghe sẽ quay lưng vì thấy nhạc Trịnh không còn để thâm trầm suy ngẫm nữa mà nó đang là "money maker" (kiếm tiền).
Nhạc của Trịnh Công Sơn là di sản, gia đình là người được ủy thác để gìn giữ di sản đó, mong hãy làm cho di sản tinh thần này được lan tỏa đến mọi người để mọi người cùng gìn giữ. Đừng để mọi người phó thác cho gia đình giữ di sản... một mình (!).
HV NGUYEN
300.000đồng mới chỉ là số tiền đề nghị phải trả đối với các phòng trà nhỏ, còn với các phòng trà lớn như Không Tên, M&Tôi chẳng hạn, bà Trinh đề nghị trả 500.000đ/bài/lần hát. Nếu thu đủ theo mức này thì tôi cam đoan chẳng phòng trà nào dám cho ca sĩ hát nhạc Trịnh hằng đêm. Giỏi lắm thì cố gắng thi thoảng làm một chương trình như dịp 1-4- ngày giỗ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chẳng hạn.
Thu tác quyền là điều không thể chối cãi, các phòng trà theo tôi biết cũng sẵn sàng trả tác quyền, nhưng thu thế nào cho hợp lý chứ ra tối hậu thư theo kiểu đòi nợ, hù dọa như thế, khiến nhiều người cảm thấy khó chịu và họ bỏ luôn đêm nhạc Trịnh Công Sơn hay không cho ca sĩ hát nhạc Trịnh là điều dễ hiểu.
Thử hỏi từ khi có Luật sở hữu trí tuệ, gia đình Trịnh Công Sơn có ra công văn gửi các nơi đề nghị trả tiền tác quyền chưa mà bây giờ đùng một cái lại đi gửi giấy đòi tiền như vậy, còn tự ý ra mức giá thu mỗi bài 300.000 - 500.000 đồng cho mỗi lần hát. Không kể các ca sĩ ngôi sao, hầu hết các ca sĩ hát nhạc Trịnh ở các phòng trà hát một show (từ 2-3 bài) được trả khoảng 100.000 - 200.000 đồng thì lấy tiền đâu trả tác quyền?
Còn nếu phòng trà phải trả thì cứ một ca sĩ hát 2 -3 bài như thế, một đêm cũng khoảng trên dưới 20 bài, số tiền phải trả là từ 6- 10 triệu đồng. Lỗ là cái chắc! Còn vịn vào các đêm có ngôi sao, tiền phụ thu cao - cũng phải tính đến tiền cho ca sĩ, tiền mặt bằng, điện nước, ban nhạc, nhân viên, thuế... Chưa kể là lâu lâu họ mới dám làm một đêm như vậy để bù vào các đêm bị lỗ hay vắng khách.
Cho nên phải cân nhắc sao cho hợp tình hợp lý và người ta có thể chấp nhận được, chứ kiểu này thì nhạc Trịnh vô tình trở thành một món hàng xa xỉ không còn được phổ biến đại chúng như trước đây nữa.
Theo tôi, cách tính tác quyền hợp lý nhất là cứ thu như các nhạc sĩ hiện đang làm vậy. Tức một ca khúc ca sĩ mua độc quyền của nhạc sĩ khoảng 5 triệu đồng, còn mua tác quyền chỉ từ 500.000 đến 1 triệu và được quyền hát bất cứ đâu, bất cứ bao nhiêu lần, kể cả làm băng đĩa.
Nhạc Trịnh thì không thể (hay đúng hơn là không nên) bán độc quyền, vì nhạc Trịnh là nhạc của đại chúng. Cho nên chỉ có thể bán tác quyền cho các tụ điểm hay phòng trà có hát nhạc Trịnh. Muốn mua tác quyền bao nhiêu bài thì đăng ký và chỉ trả một lần để các ca khúc đó được hát ở phòng trà đó, nếu không đủ tiền thì mua nhiều đợt, vì nhạc Trịnh Công Sơn có tới hàng ngàn bài mà. Thu như vậy là hợp lý và các phòng trà có thể chấp nhận được, còn nếu mỗi lần hát mỗi lần thu thì đố ai dám hát thường xuyên. Nhạc Trịnh dần dần bị xếp xó là cái chắc.
Chỉ những chương trình lớn, có đông khán giả, có tài trợ thì thu 300.000 đồng hay 500.000 đồng/bài/chương trình là phải. Mong bà Trịnh Vĩnh Trinh và gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn xem lại cách thu tác quyền và cách hành xử nhã nhặn hơn đối với những nơi đang phổ biến và bảo tồn di sản của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
HỒNG SƠN
Phản ứng của các chủ phòng trà
Giấy yêu cầu do bà Trịnh Vĩnh Trinh - em gái cố nhạc sĩ ký tên. Theo đó, bà Trinh yêu cầu: Thanh toán tiền tác quyền của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là 300.000 đồng/bài/lần biểu diễn.
Tổng số tiền thanh toán căn cứ vào tổng số lần biểu diễn tất cả các bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tính từ khi Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam có hiệu lực thi hành.
Ngoài ra giấy yêu cầu trên còn nói rõ: “Thời hạn thanh toán chậm nhất là ngày 31-3-2008. Trong trường hợp không nhận được tiền tác quyền nói trên trong thời hạn này, chúng tôi sẽ nhờ luật sư đại diện pháp lý của gia đình giải quyết theo Pháp luật Việt Nam và ông (bà) phải chịu trách nhiệm thanh toán tất cả mọi chi phí phát sinh, kể cả chi phí pháp lý…”.
Như vậy, nếu căn cứ vào giấy yêu cầu của gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thì từ ngày 1-7-2006 (ngày Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam có hiệu lực) cho đến tới cuối tháng 3-2008 này, những phòng trà hay tụ điểm kinh doanh ca nhạc trên địa bàn TP.HCM sẽ phải trả một số tiền không nhỏ.
Các ca sĩ, ông bầu, từ trước tới nay, phần lớn đều sử dụng nhạc Trịnh Công Sơn như của “chùa”. Chỉ có một số ít khi kinh doanh nhạc Trịnh có ý thức trong việc trả tiền tác quyền.
Ca sĩ Ánh Tuyết - Chủ phòng trà ATB cho biết: "Trước đây, ATB từng gửi 10 triệu đồng cho gia đình trong ngày giỗ của anh Sơn, như là tiền bản quyền tượng trưng. Còn từ hôm nhận được giấy yêu cầu trả bản quyền trên, ATB ngưng hát nhạc Trịnh. Tiền tác quyền thì phải trả theo luật, nhưng nếu cứ truy theo 300.000 đồng/bài thì khó cho chúng tôi quá. Vì một đêm hát 20 bài nhạc Trịnh (thứ Sáu hàng tuần), trung bình đã phải trả 6 triệu đồng, nhưng có khi tổng doanh thu chỉ 2 triệu đồng (20 khách). Như thế thì làm sao phòng trà chịu nổi? Phải căn cứ theo chuẩn nào, cách làm nào cho hợp lý, có tính toán, theo doanh thu chứ không thể truy thu kiểu như thế được”.
Một chủ phòng trà xin giấu tên cho biết ngay từ khi nhận được giấy yêu cầu trả tiền tác quyền, phòng trà của ông không sử dụng nhạc Trịnh Công Sơn. Thậm chí có đêm, khi có khán giả yêu cầu ca sĩ hát nhạc Trịnh, ông cũng không cho phép hát vì sợ phải trả thêm tiền.
Trao đổi với một số ca sĩ thường xuyên hát nhạc Trịnh Công Sơn tại các phòng trà, tại một số tụ điểm ca nhạc… chúng tôi đều nhận được lời chối từ khéo léo: Chỉ biết hát, còn vấn đề bản quyền thì chưa được nghe, chưa được biết.
Bà Trịnh Vĩnh Trinh: Quyết làm tới cùng!
Trước đây, lúc sinh thời anh Sơn không đặt vấn đề thu tác quyền nên chúng tôi không thu. Bây giờ anh Sơn đã mất, Việt Nam lại có Luật Sở hữu trí tuệ nên là những người thừa kế, chúng tôi phải có trách nhiệm gìn giữ bảo quản những di sản anh Sơn để lại".
Bà cho biết: "Chúng tôi thu tiền tác quyền để xây dựng quỹ học bổng mang tên anh Sơn, nhằm hỗ trợ tài năng trẻ Việt Nam. Đây cũng là nguyện vọng của anh Sơn lúc sinh thời”.
* Nhưng theo ý kiến của một số người, việc thu 300.000 đồng/bài/lần hát là quá cao và khiến cho nhiều điểm diễn sẽ không có khả năng chi trả?- Trước khi đề ra mức tiền trên, chúng tôi đã tham khảo rất kỹ Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam và thấy đó là số tiền hợp lý. Tôi xin nêu một ví dụ, vào năm 2007, tại phòng trà M. đã tổ chức hai đêm nhạc Trịnh Công Sơn do ca sĩ QD hát. Phòng trà này đã thu tiền phụ thu cho mỗi khách là 300.000 đồng, chưa kể tiền nước. Tôi đã chứng kiến cả hai đêm, đêm nào khách cũng kín chỗ. Với trên 100 chỗ ngồi, tổng số tiền phụ thu hai đêm của phòng trà này đã lên tới trên 60 triệu đồng. Nhưng họ đâu có nói gì đến tiền tác quyền. Nhiều trường hợp đã cố tình xù tiền tác quyền.
Như vào cuối tháng 3-2007, một công ty tổ chức biểu diễn đã xin phép chúng tôi được tổ chức hai đêm nhạc Trịnh Công Sơn tại Hà Nội. Sau khi chúng tôi yêu cầu trả tiền tác quyền, họ đồng ý sẽ trả nhưng vào phút cuối lại nói hoãn không tổ chức chương trình đó nữa. Nhưng sự thật là họ vẫn tổ chức và đã “trốn” tiền tác quyền.
Còn với một số phòng trà nhỏ, doanh thu thấp, chúng tôi vẫn đồng ý để cho họ thương lượng. Cách đây hơn 2 tuần, sau khi nhận được giấy yêu cầu tiền tác quyền, có vợ chồng chủ quán nhạc Trịnh ở quận Bình Tân đã tới gặp chúng tôi và cho biết họ yêu thích nhạc Trịnh nên mới mở quán nhỏ để kinh doanh. Sau khi xem xét thực tế doanh thu, chúng tôi đã đồng ý cho họ tự nguyện trả tiền tác quyền.
Vì thế tôi vẫn khẳng định số tiền 300.000 đồng không phải là cố định mà chúng tôi có thể thay đổi, miễn sao cho những người sử dụng nhạc Trịnh để kinh doanh phải thấy trách nhiệm của mình trong việc trả tiền tác quyền.
* Việc thu tiền tác quyền nhạc Trịnh sẽ khiến nhiều khán giả mất cơ hội thưởng thức nhạc Trịnh, và nhiều phòng trà cũng bắt đầu từ chối hát nhạc Trịnh?
- Tôi không nghĩ là như thế! Từ trước tới nay rất nhiều nhạc sĩ khác được trả tiền tác quyền, tại sao Trịnh Công Sơn lại không được trả? Việc từ chối hát nhạc Trịnh tại một số phòng trà tôi không biết, nhưng việc tuân thủ pháp luật về tiền tác quyền là điều đương nhiên. Còn nhạc Trịnh đã có chỗ đứng trong lòng khán giả từ rất lâu nên tôi tin trong thời gian tới, khi tác quyền được thực hiện nghiêm túc, khán giả vẫn có cơ hội thưởng thức.
* Lúc sinh thời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rất ưu ái với những ca sĩ trẻ khi sử dụng các ca khúc của ông để tạo dựng tên tuổi. Liệu khi tiền tác quyền được thực thi, những ca sĩ trẻ mong muốn được hát nhạc Trịnh có thể được lưu ý?
- Như tôi đã nói, Quỹ tài năng trẻ mang tên anh Sơn do chúng tôi lập ra cũng nhằm tìm và phát hiện những tài năng trẻ trong âm nhạc. Cách đây mấy năm, một ca sĩ trẻ ra album đầu tay chúng tôi cũng không lấy tiền tác quyền và hiện nay ca sĩ đó đã nổi tiếng. Sau khi quỹ thành lập xong và đi vào họat động thì không chỉ miễn tiền tác quyền, chúng tôi còn tài trợ, giúp đỡ các ca sĩ trẻ lập nghiệp.
* Sao gia đình bà không ký ủy quyền cho Trung tâm Bảo vệ tác quyền tác giả âm nhạc Việt Nam thu cho tiện?
- Chúng tôi không quen nói đến chuyện tiền bạc nên khi đặt vấn đề tiền tác quyền, chúng tôi đã gặp một số phản ứng. Vì thế chúng tôi cũng đã làm việc với Trung tâm Bảo vệ tác quyền tác giả âm nhạc Việt Nam và có lẽ chúng tôi sẽ ủy quyền cho nơi này làm giúp thì hợp lý hơn. Nhưng chúng tôi vẫn khẳng định sẽ quyết tâm làm tới cùng việc thu tác quyền nhạc Trịnh Công Sơn vì điều này Luật đã cho phép.
TRỌNG THỊNH - Theo Tiền Phong
Ý kiến bạn đọc:
TTO - Nên "thích nghi" với vấn đề tác quyền hay nên để nhạc Trịnh được "miễn phí" sống trong lòng đại chúng? Ai có quyền đòi tiền tác quyền và mức tác quyền nên được tính ra sao, bạn đọc TTO đã có nhiều ý kiến khác nhau
Nếu thu phí tác quyền đối với 1 lần hát ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thì giá 300.000 đồng hoặc ít hơn bao nhiêu cũng làm không ít người kinh doanh phòng trà hay quán cà phê dùng nhạc Trịnh làm thương hiệu kinh doanh lâu nay cảm thấy hơi choáng, chí ít họ cũng đã ít nhiều tạm dừng việc hát nhạc Trịnh.
Mong chị Trịnh Vĩnh Trinh suy nghĩ lại chút ít, nếu cứ làm như trên thì hóa ra nhạc Trịnh đâu còn là thứ nhạc của đại chúng?!
PHAN NHƯ QUỲNH
Âm nhạc luôn đi vào lòng người, từ hàng trăm năm nay, trên thế giới các nhà soạn nhạc tên tuổi như Bethoven, Mozart... để lại những bản tình ca bất hủ. Họ đã mất đi, nhưng tên tuổi của họ thì còn lại mãi ngàn năm.
Không ai phủ nhận quyền giữ bản quyền của tác phẩm, nhất là trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay, tuy nhiên sự thăng hoa trong âm nhạc và sự lưu truyền từ đời này sang đời khác các bản nhạc bất hủ có lẽ là điều vô giá đối với một nhạc sĩ, nó còn giá trị hơn rất nhiều những đồng tiền bản quyền bình thường kia!
Tôi vẫn thường nói vui với bạn bè rằng nhạc Trịnh có khi vẫn còn được đời cháu, chắt của chúng ta lắng nghe và cảm nhận, lưu truyền. Nhưng nếu 300.000 đồng một bài, hỡi ôi sinh viên, công chức làm sao nghe nổi, chỉ một phần nhỏ "đại gia" nghe thôi...Thật đáng tiếc và buồn!
VŨ BÌNH MINH
Trịnh Công Sơn một cây đại thụ trong làng nhạc sĩ Việt Nam. Cả một đời cống hiến cho âm nhạc, có thể nói những bản nhạc của ông đã đi sâu vào lòng không biết bao người yêu nhạc...
Có thật sự là tâm nguyện của ông muốn lập một quĩ gì đó mà gia đình nói không? Tôi thiết nghĩ nếu thu tác quyền như thế thì khi người yêu nhạc khi nghe nhạc Trịnh sẽ không còn như trước nữa, thay vào đó là một tâm lý không thoải mái.
TRẦN VĂN NGUYỄN
Lâu nay người Việt chúng ta cứ quen xài "chùa" mất rồi. Nay người ta đòi tác quyền thì giãy nãy lên! Phải tuân thủ luật tác quyền cho phù hợp với các xã hội văn minh thôi.
Thế nhưng theo tôi, ở các phòng trà mà thu một lần hát cho một ca khúc tới 300.000 đồng là hơi cao, cần xem lại giá cả. Còn nếu hát trước một sân khấu lớn với hàng ngàn khán giả thì mức thu như trên lại quá "bèo".
NGUYỄN VĂN TƯỜNG
Tôi nghĩ các phòng trà, tụ điểm tổ chức ca nhạc hay các ca sĩ muốn hát nhạc của bất cứ nhạc sĩ nào sáng tác đều phải có trách nhiệm trả tiền tác quyền, vì mỗi đêm ca sĩ biểu diễn thu vào hàng mấy chục triệu đồng (trừ những ca sĩ mới chập chững vào nghề), các bầu sô thu vào cũng không kém...Vì vậy, thu nhập nhưng có phần công sức của người khác thì phải có trách nhiệm.
NGUYỄN THANH LÂM
Theo tôi thấy thì việc thu tiền tác quyền những ca khúc Trịnh Công Sơn là hợp lý vì những người kinh doanh cũng như ca sỹ phải biết trách nhiệm của mình khi kinh doanh sản phẩm trí tuệ của người khác. Đó mới đúng là sự công bằng,văn minh phù hợp với xu hướng hội nhập của thế giới.
TH.MINH
Tôi là một người rất quan tâm về lĩnh vực âm nhạc và đặc biệt là nhạc Trịnh. Vì thế khi đọc được bài viết này tôi cũng rất lấy làm tâm đắc vì quyền sở hữu trí tuệ của VN đã bắt đầu có hiệu lực và được thực thi một cách nghiêm túc (dù rằng đấy chỉ là mới bắt đầu).
Theo tôi chị Vĩnh Trinh hoàn toàn có lý do để đưa ra một cái mốc 300.000đồng/bài hát của nhạc sĩ TCS nhưng thiết nghĩ nó phải được đặt dưới sự quản lý của một tổ chức hay một cơ quan đại diện nào chứ không phải là của chị Vĩnh Trinh, dù rằng số tiền tác quyền đó có làm vào mục đích nào đi chăng nữa. Đừng để vì bất cứ một lý do nào để ảnh hưởng đến một thần tượng, một tài năng âm nhạc mà rất lâu nay mọi nguời yêu nhạc mến mộ.
TRAN HOAI DUY
TT - Việc ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh - đại diện gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - gửi văn bản đến các phòng trà, đơn vị tổ chức biểu diễn đề nghị thanh toán (từ 1-7-2006) tác quyền ca khúc của anh trai đang khiến không ít ông bà chủ của những đơn vị tổ chức biểu diễn "băn khoăn", "bối rối".
Theo yêu cầu từ phía gia đình cố nhạc sĩ, một bài của Trịnh Công Sơn được sử dụng phải trả số tiền 300.000 đồng/lần.
Thu tiền tác quyền: lâu nay làm… cho có
Sự kiện gây "bối rối" vì số lượng ca khúc của Trịnh Công Sơn được sử dụng là không nhỏ, được hát không ít lần. Còn "băn khoăn" vì một thực tế khác, trừ những ca khúc của Phạm Duy được Phương Nam độc quyền - kiểm soát bản quyền chặt chẽ, lâu nay chuyện thu tiền tác quyền ca khúc chỉ được làm... cho có.
Là đơn vị tổ chức chương trình lớn và sản xuất băng đĩa có sử dụng ca khúc của Trịnh Công Sơn thường xuyên nhất, Phương Nam đã thực hiện trả tiền tác quyền những ca khúc ghi âm để phát hành CD cho gia đình nhạc sĩ với giá 1 triệu đồng/bài. Số tiền sẽ được tính cao hơn với những ca khúc được sử dụng trong chương trình biểu diễn có doanh thu, ghi hình và phát hành đĩa sau đó. Nhưng thực tế, việc tôn trọng tác quyền ca khúc của Trịnh Công Sơn nói riêng và nhiều nhạc sĩ VN nói chung trong những hoạt động biểu diễn khác thì hoàn toàn ngược lại…
Ca sĩ Ánh Tuyết - chủ phòng trà ATB - cho biết việc thu tiền tác quyền ca khúc hiện nay hầu như chỉ được thực hiện trong những chương trình lớn, con số thường là 500.000 đồng đến 1 triệu đồng/bài, nhưng lại được thỏa thuận gia giảm tùy vào tính chất sô "từ thiện hay không từ thiện", "truyền hình hay không truyền hình"... Ngay với việc trả tiền tác quyền cho những ca khúc của Văn Cao mà ATB thường xuyên sử dụng cũng chỉ được tính theo... tình cảm. Tức là có doanh thu tốt thì Ánh Tuyết sẽ tự nguyện trích một khoản để gửi lại gia đình của nhạc sĩ, còn ngược lại thì... Nhạc sĩ Lê Quang, chủ phòng trà Không Tên, cũng cho biết trước nay phòng trà không phải trả tiền tác quyền ca khúc cho nhạc sĩ, dù đó là một việc hợp lý.
Ông Nguyễn Tuấn - đại diện phòng trà Tình Ca, trước đây là biên tập của phòng trà M&Tôi - cho biết trong cân đối thu chi của các phòng trà trước nay thường không có khoản cho "tiền tác quyền".
Thương lượng để trả theo doanh thu
Về bản quyền ca khúc nói chung, Phương Nam là đơn vị đầu tiên thực hiện độc quyền các ca khúc của Phạm Duy và áp dụng chế độ thu tiền tác quyền. Qui định được đưa ra ngay từ đầu nên cũng dễ cho các đơn vị trong việc cân đối, quyết định tổ chức những chương trình có sử dụng ca khúc của ông. Bà Phan Mộng Thúy, giám đốc Phương Nam, cho biết đơn vị của mình cũng không quá cứng nhắc trong việc thu tác quyền. Cụ thể với những chương trình của Ánh Tuyết tổ chức tại phòng trà hay một số chương trình nhỏ, vừa khác, số tiền thu không được tính với giá 1 triệu đồng/bài như qui định, mà tính tùy thuộc vào tính chất, qui mô của chương trình.
Phương Nam cũng áp dụng "hợp đồng linh hoạt" với Đức Tuấn - ca sĩ thường xuyên hát nhạc Phạm Duy. Theo đó, số tiền Đức Tuấn phải trả cho việc sử dụng ca khúc được tính theo năm. Con số này sẽ ít hơn rất nhiều so với việc nhân và cộng số lần, số bài sử dụng. "Hơn nữa cũng không thể nào kiểm soát hết được ca sĩ hát bao nhiêu bài, bao nhiêu lần trong những chương trình dạng "hát theo yêu cầu" của phòng trà - bà Thúy nói - Với thực tế hiện nay, quan trọng không phải là thu được nhiều tiền mà là kêu gọi ý thức tôn trọng tác quyền của người sử dụng".
Với những đêm nhạc Trịnh sắp được tổ chức, phần lớn đều tiến hành thương lượng lại với gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để trả theo doanh thu, chương trình chứ không áp dụng hình thức tính theo bài, lần. Như ba đêm nhạc Trịnh sắp được tổ chức tại phòng trà Yesterday dự kiến sử dụng 31 ca khúc/đêm. Anh Khoa, người thực hiện chương trình, cho biết tổng số tiền tác quyền mà chương trình trả gia đình ông là 10 triệu đồng/đêm. Số tiền này được tính theo thỏa thuận chứ không theo số lượng bài.
Nhạc sĩ Lê Quang định tổ chức chương trình nhạc Trịnh cũng cho biết: "Tôi và chị Trịnh Vĩnh Trinh đang thương lượng lại. Có thể sẽ không áp dụng cách tính theo bài, lần mà theo quí hoặc năm, vì hoạt động phòng trà sử dụng rất nhiều ca khúc, hát theo yêu cầu khán giả, không như những hoạt động biểu diễn khác".
Ông Nguyễn Tuấn, biên tập phòng trà Tình Ca, thổ lộ: "Phòng trà Tình Ca đã thương lượng lại với gia đình của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn về tiền tác quyền ca khúc trong hai đêm nhạc sắp tổ chức, sẽ không tính theo số bài mà dựa vào doanh thu của chương trình và trên tinh thần hợp tác để góp phần giữ cho nhạc Trịnh sống mãi".
ĐỖ DUY
Thông tin tham khảo
* Theo các phòng trà và đơn vị tổ chức khác, việc thu tiền bản quyền ca khúc là hoàn toàn đúng, nhưng do thực tế quản lý lỏng lẻo bấy lâu nay không được áp dụng đồng bộ, nên việc truy thu là hơi... khó. Hầu hết giới tổ chức biểu diễn phòng trà đều cho rằng cách tính 300.000 đồng/bài/lần hát là khá cao. Với những chương trình phòng trà, ca sĩ hát rất nhiều theo yêu cầu, tính bằng số lần thì con số phải trả trong một đêm sẽ không thua gì catsê của một ca sĩ hạng B.
* Ông Tô Văn Long - trưởng phòng quyền tác giả, Cục Bản quyền tác giả:
Việc thu tiền bản quyền được tính căn cứ theo nghị định của Chính phủ về chế độ nhuận bút (nghị định số 61/2002/NĐ-CP). Đối với những lĩnh vực chưa được qui định sẽ dựa trên sự thỏa thuận giữa tác giả với nhà khai thác sử dụng.
Nghị định số 61 của Chính phủ về chế độ nhuận bút nêu rõ: tác phẩm đã công bố, phổ biến khi được sử dụng lại, tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm vẫn hưởng nhuận bút theo qui định. Việc trả nhuận bút phải đảm bảo hợp lý giữa lợi ích của tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm, lợi ích của bên sử dụng tác phẩm và lợi ích của người hưởng thụ tác phẩm, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước. Đối với tác phẩm có tính đặc thù chưa được qui định cụ thể tại nghị định này thì việc trả nhuận bút do thỏa thuận giữa bên sử dụng tác phẩm với tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm thông qua hợp đồng thỏa thuận khoán gọn.
* Theo Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc VN (VCPMC), mức thu tiền bản quyền áp dụng trong năm 2007-2008 tại quán cà phê, giải khát (kể cả phòng trà - PV) tại thành phố loại một: tại quận - khu vực trung tâm, mức thu (khoán) đối với việc sử dụng nhạc sống ở những quán dưới 30 chỗ ngồi là 75.000 đồng/tháng. Nếu quán có trên 30 chỗ ngồi, thu theo mức 7.500 đồng/chỗ ngồi/tháng. Số tiền bản quyền thu được sẽ chia cho các tác giả căn cứ trên danh sách tác phẩm âm nhạc đã sử dụng nhân với số lần sử dụng tại quán. Danh sách và số lần sử dụng do người sử dụng điền vào bản kê khai có sẵn của VCPMC.
Theo VCPMC, cách tính này căn cứ trên các qui định luật pháp và dựa trên sự thỏa thuận giữa VCPMC, tác giả và nhà khai thác sử dụng. Kể từ năm 2006, gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tự tiến hành việc thu tiền bản quyền, không ủy thác cho trung tâm như trước kia.
U.LY - Đ.D
Ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh - đại diện gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn:
Chúng tôi linh động trong việc áp dụng khung giá
* Thực tế việc truy thu tiền tác quyền những ca khúc của Trịnh Công Sơn ở thời điểm này xuất phát từ lý do gì?
- Trịnh Vĩnh Trinh: Đã từ bấy lâu nay việc trả tiền tác quyền cho anh Sơn được thi hành một cách tùy tiện. Gia đình chưa bao giờ lên tiếng. Tuy nhiên trong những năm gần đây, việc vi phạm tác quyền càng ngày càng nghiêm trọng. Điển hình là gần đây những đêm nhạc Trịnh Công Sơn tại một số phòng trà lớn ở TP.HCM, đêm biểu diễn ở Nhà hát lớn Hà Nội, Cung văn hóa Hữu nghị Hà Nội… những nhà tổ chức gồm những người nổi tiếng kể cả nhạc sĩ không hề đoái hoài đến việc thi hành nghĩa vụ tác quyền. Và đến khi gia đình bắt buộc phải nhắc nhở thì họ vẫn lờ đi! Theo anh, chúng tôi cần phải làm gì?
* Việc thu tiền tác quyền ca khúc đã không được áp dụng chặt chẽ trong thời gian qua dẫn đến các đơn vị tổ chức chưa có ý thức tốt và băn khoăn, bối rối trong lần truy thu này, dù biết đó là khoản thu hợp lý. Chị nghĩ sao?
- Thật sự khung tác quyền đã được định nghĩa rất rõ ràng bởi Cục Tác quyền một cách bài bản và khoa học, dựa trên loại hình biểu diễn, nơi biểu diễn, số ghế và giá vé... Nếu gia đình chúng tôi áp dụng khung giá này thì số tiền tác quyền phải trả sẽ lớn hơn nhiều. Phải nhấn mạnh rằng qua kinh nghiệm, những cá nhân hay tổ chức thật sự muốn trả tiền tác quyền thì đó không phải là vấn đề. Chúng tôi luôn linh động trong việc thu tiền tác quyền nhằm khuyến khích các hoạt động văn nghệ chân chính và có tính cách quần chúng. Điển hình là chúng tôi chưa bao giờ đặt vấn đề tác quyền cho tất cả những đêm nhạc Trịnh Công Sơn tổ chức hằng năm tại khu du lịch Thanh Đa - Bình Quới.
Rất nhiều cơ sở khác như cà phê Trịnh ở quận Tân Bình, cà phê Yesterday ở quận 3, phòng trà Tình Ca của gia đình nhạc sĩ Phạm Duy, của ca sĩ Lan Ngọc đều đóng góp trên cơ sở tự nguyện.
Tôi xin xác nhận không có việc phải trả 300.000 đồng cho mỗi bài hát Trịnh Công Sơn. Số tiền này có thể cao hơn nhiều hoặc rất thấp hơn, hoặc miễn thu tùy theo địa điểm, chủng loại và tính cách quần chúng của nó. Dĩ nhiên nếu những buổi trình diễn thuần túy chỉ mang tính chất thương mại thì chúng tôi có quyền áp dụng khung giá tác quyền qui định bởi luật pháp VN.
* Các đơn vị tổ chức cho rằng con số 300.000 đồng/bài là quá cao so với những hoạt động của phòng trà. Chị nghĩ sao về việc này?
- Nếu phải áp dụng theo đúng khung giá qui định bởi Nhà nước thì con số 300.000 đồng/bài cho những hoạt động của phòng trà thì vẫn còn thấp cho những phòng trà có tầm cỡ. Và chúng tôi luôn linh động trong việc áp dụng khung giá, phân biệt những hoạt động có tính chất quần chúng với những hoạt động chỉ mang tính chất kinh doanh, thương mại. Rất tiếc, những người than vãn về tiền tác quyền phải trả trên công luận lại là những người chưa bao giờ đến gặp chúng tôi.
ĐỖ DUY thực hiện
Ý kiến bạn đọc:
Thu tiền tác quyền, xin nhã nhặn hơn!
TTO - Hôm nay đọc vấn đề chị Trịnh Vĩnh Trinh yêu cầu 300.000đồng cho mỗi bài nhạc Trịnh hát ở phòng trà và thấy có một số chủ phòng trà phản đối tôi nghĩ cũng lạ.
Xét về phương diện tác quyền, không biết là các chủ phòng trà hay các ca sĩ trình bày phản đối như vậy có phải là kém tôn trọng tác quyền? Với các ca sĩ được mến mộ thì 300.000đ trên một bài hát họ trình bày là quá nhỏ nhoi, trong khi thu nhập họ hát với đơn vị tính là triệu đồng. Tuy nhiên với các phòng trà nhỏ với các ca sĩ hát như là một nghiệp thì quả thật 300.000đ là rất lớn.
Xét về phương diện nhân sinh, nhạc của ông không phải để nghe mà còn để nghĩ. Người yêu nhạc Trịnh Công Sơn là vì vậy, người nghe đa phần là những người thích sự thâm trầm. Tôi khi xưa lúc không có tiền cũng mua những đĩa nhạc Trịnh không có bản quyền, giá rẻ. Sau này, khi có được thu nhập tôi lại mua những đĩa có bản quyền, dù rằng những đĩa đó mình đã có trước một bản copy.
Vấn đề đặt ra theo tôi nghĩ là cách thu và cách nêu ra lý lẽ, không nên đặt dư luận trước một lý lẽ hơi chung chung là "thu để làm quỹ học bổng", điều này có vẻ không thuyết phục. Bằng cách nào đó, gia đình nhạc sĩ nên khéo léo, không nên khiến người nghe sẽ quay lưng vì thấy nhạc Trịnh không còn để thâm trầm suy ngẫm nữa mà nó đang là "money maker" (kiếm tiền).
Nhạc của Trịnh Công Sơn là di sản, gia đình là người được ủy thác để gìn giữ di sản đó, mong hãy làm cho di sản tinh thần này được lan tỏa đến mọi người để mọi người cùng gìn giữ. Đừng để mọi người phó thác cho gia đình giữ di sản... một mình (!).
HV NGUYEN
300.000đồng mới chỉ là số tiền đề nghị phải trả đối với các phòng trà nhỏ, còn với các phòng trà lớn như Không Tên, M&Tôi chẳng hạn, bà Trinh đề nghị trả 500.000đ/bài/lần hát. Nếu thu đủ theo mức này thì tôi cam đoan chẳng phòng trà nào dám cho ca sĩ hát nhạc Trịnh hằng đêm. Giỏi lắm thì cố gắng thi thoảng làm một chương trình như dịp 1-4- ngày giỗ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chẳng hạn.
Thu tác quyền là điều không thể chối cãi, các phòng trà theo tôi biết cũng sẵn sàng trả tác quyền, nhưng thu thế nào cho hợp lý chứ ra tối hậu thư theo kiểu đòi nợ, hù dọa như thế, khiến nhiều người cảm thấy khó chịu và họ bỏ luôn đêm nhạc Trịnh Công Sơn hay không cho ca sĩ hát nhạc Trịnh là điều dễ hiểu.
Thử hỏi từ khi có Luật sở hữu trí tuệ, gia đình Trịnh Công Sơn có ra công văn gửi các nơi đề nghị trả tiền tác quyền chưa mà bây giờ đùng một cái lại đi gửi giấy đòi tiền như vậy, còn tự ý ra mức giá thu mỗi bài 300.000 - 500.000 đồng cho mỗi lần hát. Không kể các ca sĩ ngôi sao, hầu hết các ca sĩ hát nhạc Trịnh ở các phòng trà hát một show (từ 2-3 bài) được trả khoảng 100.000 - 200.000 đồng thì lấy tiền đâu trả tác quyền?
Còn nếu phòng trà phải trả thì cứ một ca sĩ hát 2 -3 bài như thế, một đêm cũng khoảng trên dưới 20 bài, số tiền phải trả là từ 6- 10 triệu đồng. Lỗ là cái chắc! Còn vịn vào các đêm có ngôi sao, tiền phụ thu cao - cũng phải tính đến tiền cho ca sĩ, tiền mặt bằng, điện nước, ban nhạc, nhân viên, thuế... Chưa kể là lâu lâu họ mới dám làm một đêm như vậy để bù vào các đêm bị lỗ hay vắng khách.
Cho nên phải cân nhắc sao cho hợp tình hợp lý và người ta có thể chấp nhận được, chứ kiểu này thì nhạc Trịnh vô tình trở thành một món hàng xa xỉ không còn được phổ biến đại chúng như trước đây nữa.
Theo tôi, cách tính tác quyền hợp lý nhất là cứ thu như các nhạc sĩ hiện đang làm vậy. Tức một ca khúc ca sĩ mua độc quyền của nhạc sĩ khoảng 5 triệu đồng, còn mua tác quyền chỉ từ 500.000 đến 1 triệu và được quyền hát bất cứ đâu, bất cứ bao nhiêu lần, kể cả làm băng đĩa.
Nhạc Trịnh thì không thể (hay đúng hơn là không nên) bán độc quyền, vì nhạc Trịnh là nhạc của đại chúng. Cho nên chỉ có thể bán tác quyền cho các tụ điểm hay phòng trà có hát nhạc Trịnh. Muốn mua tác quyền bao nhiêu bài thì đăng ký và chỉ trả một lần để các ca khúc đó được hát ở phòng trà đó, nếu không đủ tiền thì mua nhiều đợt, vì nhạc Trịnh Công Sơn có tới hàng ngàn bài mà. Thu như vậy là hợp lý và các phòng trà có thể chấp nhận được, còn nếu mỗi lần hát mỗi lần thu thì đố ai dám hát thường xuyên. Nhạc Trịnh dần dần bị xếp xó là cái chắc.
Chỉ những chương trình lớn, có đông khán giả, có tài trợ thì thu 300.000 đồng hay 500.000 đồng/bài/chương trình là phải. Mong bà Trịnh Vĩnh Trinh và gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn xem lại cách thu tác quyền và cách hành xử nhã nhặn hơn đối với những nơi đang phổ biến và bảo tồn di sản của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
HỒNG SƠN
(Tổng hợp từ báo Tuổi Trẻ)
TÁC QUYỀN NHẠC TRỊNH .
Trả lờiXóaCó mấy vấn đề cần phân tích như sau :
1/ Nhạc Trịnh được sử dụng nhằm mục đích kinh doanh thì phải sòng phẳng trên tinh thần thỏa thuận .
Lập luận nhạc Trịnh đi vào đại chúng còn tiền đi vào túi chủ cơ sở kinh doanh thì quá nghịch lý một cách trơ trẽn và bẩn .
2/ Nhạc Trịnh được sử dụng để TƯỞNG NHỚ & TÔN VINH CỐ NHẠC SĨ TRỊNH CÔNG SƠN thì không có vấn đề bàn cãi , đương nhiên là FREE
3/ Không lẽ chỉ có các phòng trà , quán cafe ca nhạc sử dụng nhạc Trịnh thì mới có thể đưa nhạc Trịnh đi vào đại chúng ? có rất nhiều đường đi .
Người kinh doanh nhạc Trịnh KHÔNG TRẢ TÁC QUYỀN = KHÔNG SỬ DỤNG nhạc Trịnh . Vậy thì đừng sử dụng nhạc Trịnh kinh doanh mà không cần biết chuyện TÁC QUYỀN , làm như vậy chẳng khác gì loài KÊN KÊN .