Thứ Hai, 19 tháng 10, 2009

Thế nào là phê bình thiếu xây dựng?

ask

(copy từ blog của TS. Nguyễn Văn Tuấn)

Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ thị cho UBND TP Hà Nội và Bộ Khoa học và Công nghệ “xử lý thích hợp, đúng quy định của Đảng và Nhà nước đối với việc tự giải thể của Viện Nghiên cứu phát triển (IDS) và những phát biểu thiếu tinh thần xây dựng của một số cá nhân thuộc IDS”. Nghe quen quen, cảm giác déjà vu. Nghĩ một hồi, lục soát trong bộ nhớ, tôi chợt nhận ra: đó chính là cụm từ “thiếu tinh thần xây dựng”, một kiểu nói tôi đã nghe từ hơn 30 năm trước. Nay lại thấy nó trên báo chí và chỉ thị của Thủ tướng, nên tôi lại miên man suy nghĩ.

Đây là vấn đề có liên quan đến nhiều người hay phản biện, trong đó có … tôi. Trong quá khứ, ngay từ lúc còn nhỏ theo học trung học, tôi đã mang trong người cái tính mà bà con hàng xóm hay nói là … cãi. Lớn lên, tôi cũng hay có ý nghĩ khác với đám đông, và ít khi nào đồng ý với ý kiến của lãnh đạo. Trong hội họp, hễ thấy có cái gì không ổn hay không đồng ý là tôi dơ tay có ý kiến ngay. Nhưng tôi không bao giờ để bụng, hay trù dập cá nhân. Có nhiều khi giận quá, viết ra rồi chẳng gửi đi đâu, ấy thế mà tôi cảm thấy … thoải mái. Như có lần đọc một bản tin cho rằng bưởi gây ung thư, tôi bực mình lắm, nhưng chẳng biết nói cùng ai vì ở xa Việt Nam quá. Thế là sau khi xong việc, về đến nhà, tôi ngồi gõ một mạch những ý kiến của mình đến 11 giờ đêm, rồi tắt máy đi ngủ, cảm thấy thoải mái, như mình giải tỏa được bức xúc trong người. (Câu chuyện cuối cùng có kết quả có hậu: bưởi được minh oan và nông dân lại bán được bưởi).

Khoảng chục năm qua, tôi viết nhiều bài phản biện về chính sách giáo dục và y tế, và cũng đem lại cho mình vài hệ quả. Những người không ưa ý kiến của tôi thay vì phản biện lại những ý kiến đó thì họ lại nhắm vào cá nhân tôi: họ nói rằng tôi không có tinh thần xây dựng. Thế nhưng không ai chịu định nghĩa phê bình như thế nào là có “tinh thần xây dựng”, hay nói như thế nào là thiếu tinh thần xây dựng. Tức là, người ta chỉ lấy cái nhãn hiệu “thiếu tinh thần xây dựng” để dán vào đầu của ai đó, mà chẳng cần để ý đến hệ quả của cá nhân đó. Tôi nghĩ làm như vậy là không công bằng chút nào cho người phê bình.

Vậy thì câu hỏi đặt ra: thế nào là phê bình mang tính xây dựng? Tôi phải quay sang giới thần kinh học và tâm lí học để xem họ nói gì về tinh thần xây dựng. Hai nhóm chuyên gia này nói rằng phê bình xây dựng là nhằm vào mục tiêu cải thiện một lĩnh vực nào đó của một cá nhân hay làm cho công việc tốt hơn. Định nghĩa này chung chung quá! Thế nào là “tốt hơn”, và tốt hơn nhìn dưới lăng kính của ai? Tôi thấy cách hiểu kiểu này không ổn chút nào.

Bởi vì không đủ trình độ lí thuyết để định nghĩa vấn đề, tôi đành phải dựa vào kinh nghiệm và cảm nhận cá nhân. Theo kinh nghiệm cá nhân, tôi nghĩ phê bình xây dựng phải hội đủ tất cả 3 điều kiện sau đây:

Thứ nhất, tôi đồng ý về mục tiêu của phê bình xây dựng, đó là góp ý sao cho sự việc tốt hơn. “Tốt hơn” ở đây là theo cái nhìn của người phê bình. Chẳng hạn như khi tôi phê bình về tiêu chuẩn “ngực nở chân dài” để có bằng lái xe gắn máy, tôi muốn tiêu chuẩn công bằng hơn, khách quan hơn, và muốn Nhà nước thay đổi tiêu chuẩn đó theo định hướng công bằng và khách quan. Nhưng vấn đề ở đây là công bằng và khách quan là hiểu theo quan điểm của tôi, mà Nhà nước chưa chắc có cùng quan điểm. Nhưng cũng như quyền tự do phát biểu, tôi có quyền phát biểu ý kiến cá nhân (cũng như Nhà nước cũng chỉ là … cá nhân), còn chuyện cộng đồng có chấp nhận hay không thì phải để cho người dân quyết định.

Thứ hai, phê bình xây dựng phải có “sản phẩm”, phải có “kết quả” (hay nói theo tiếng Anh là phải có “outcome”). Tôi nghĩ có rất nhiều động cơ để phê bình, nhất là xã hội có nhiều xung đột và mâu thuẫn lịch sử như ở Việt Nam hiện nay. Nhưng phê bình xây dựng rất khác với chửi đổng, và càng khác với phê bình để thỏa mản cá nhân hay để khoe khoang kiến thức, hay … tự quảng cáo mình. Trong xã hội, không thiếu những thành phần chỉ thích nói cho có nói, chứ chẳng bao giờ nhận lãnh trách nhiệm về những gì mình phát biểu. Cũng có nhiều người phê bình nhằm chỉ trích người khác để hàm ý nói mình tài giỏi hơn, có kiến thức nhiều hơn người bị phê bình. Tôi đã từng đọc vài “phản biện” các đề tài khoa học ở trong nước (tôi phải để trong ngoặc kép vì thật ra không phải là phản biện), và thấy đó là những chỉ trích nhỏ nhen, lạc đề, mang tính lên lớp, và có vẻ khoe khoang kiến thức về sách giáo khoa mà họ đã đọc đâu đó, nhưng rất tiếc đó là những kiến thức chấp vá rất thiếu hệ thống. Người không biết chuyện thì nghĩ rằng đó là phản biện sắc sảo, còn người biết chuyện thì mỉm cười. Trình độ và đẳng cấp rất khác nhau mà!

Lại có những người phê bình chỉ để giải quyết ân oán cá nhân, để nhớ lại thời “huy hoàng” thuở xa xưa khi mình còn ăn trên ngồi trước, để biện minh cho hành động sai trái của chính mình trong quá khứ. Những người này chỉ việc chửi đổng. Bất cứ điều gì đối phương làm cũng sai, cũng dở, và cần phải sửa đổi theo ý mình. Tôi thấy cung cách nói của một số người trong giới báo chí ở Bolsa, một số cũng làm bộ tỏ ra … trí thức, thể hiện cho xu hướng này: phê bình như là một hành động chửi bới cho … sướng miệng (hay cho mòn bàn phiếm máy tính).

Còn phê bình xây dựng là phải kiên trì theo đuổi quan điểm của mình, thuyết phục người được phê bình thay đổi cách làm với kết quả tốt hơn. Tôi nghĩ đến những phê bình của Viện IDS trong thời gian về chính sách kinh tế và giáo dục cũng là những phê bình xây dựng, bởi vì họ làm có kết quả, có người lắng nghe và dửa đổi. Ngoài ra, những góp ý về tiêu chuẩn đề bạt chức danh khoa bảng, tiêu chuẩn đánh giá thành tựu nhà khoa học, nghiên cứu y khoa, v.v… mà nhiều người đã làm trong thời gian qua nằm trong phạm vi của phê bình xây dựng.

Thứ ba, người phê bình mang tính xây dựng phải là những người có tấm lòng. Thầy cô phê bình học sinh, các bậc cha mẹ phê bình con cái, các bậc thức giả phê bình Nhà nước, v.v… đều xuất phát từ tấm lòng tốt. Họ không vụ lợi mà cũng chẳng cần danh – họ chỉ có tấm lòng. Do đó, cần phải phân biệt những người này với những người phê bình vì mục tiêu lợi ích cá nhân (như viết báo chửi chế độ để làm nguồn thu nhập). Cũng có những chính khách nước ngoài, những thương gia nước ngoài, hay giới báo chí nước ngoài, v.v… có thể họ cũng phê bình Việt Nam nhưng họ phê bình không xuất phát từ lòng thương yêu gì đất nước Việt Nam, mà có thể họ muốn Việt Nam phải theo một định hướng nào đó để sau cùng họ và đất nước họ hưởng lợi.

Thành ra, phê bình xây dựng phải đặt mục tiêu lợi ích dân tộc và đất nước lên hàng đầu. Trong thời đại này, ai cũng bận cả, ấy thế mà có người bỏ thì giờ ra nghiền ngẫm, ngồi xuống viết ra những dòng chữ, hay đi nói chuyện về những đề tài nằm ngoài phạm vi chuyên môn hẹp của mình. Nếu không mang trong người một tấm lòng trắc ẩn, một tấm lòng yêu quê hương xứ sở (chứ nếu không thì tốn thì giờ để nói làm gì) thì làm sao có thể làm như thế được.

Như tôi nói trên, phê bình xây dựng phải hội đủ 3 điều kiện: mục tiêu, kết quả, và tấm lòng vì dân tộc. Hội đủ 1 hay 2 điều kiện vẫn chưa đủ để nói là phê bình mang tính xây dựng. Nhiều người không thích chế độ hiện hành ở trong nước, nhưng họ vẫn có tấm lòng với quê hương xứ sở (đáp ứng điều kiện 3), họ cũng phê bình với mục tiêu tốt là cho quê hương khá lên (điều kiện 1), nhưng họ chưa chắc đáp ứng điều kiện 2, và do đó không thể xem là phê bình xây dựng.

Quay trở lại với viện IDS và nhận xét của Thủ tướng cho rằng họ phê bình thiếu xây dựng, chúng ta thử xét qua 3 điều kiện trên xem sao. Thứ nhất, những phê bình của IDS trong thời gian qua, trên giấy trắng mực đen, đều nhằm góp ý làm cho chính sách kinh tế, xã hội và giáo dục tốt hơn. Tôi xem đi xem lại các tài liệu và bài viết của họ, tôi cũng ghé qua trang nhà của họ, nhưng không hề thấy một ý định tiêu cực này trong những phê phán của họ. Có những ý kiến (như một vài khía cạnh trong chính sách giáo dục) cá nhân tôi không đồng ý với họ, nhưng tôi tôn trọng cách họ đặt vấn đề và cách họ lí giải. Chúng ta cần nhiều người có bản lĩnh như nhóm IDS, chứ không nên gây áp lực để họ tự đóng cửa phản đối.

Thứ hai, những góp ý của viện IDS cũng có hiệu quả, vì Nhà nước cũng lắng nghe. Họ kiên trì theo đuổi những vấn đề họ nêu và tận dụng mọi cơ hội để lên tiếng. Do đó, tôi nghĩ họ cũng đã đạt được mục tiêu là góp phần vào việc phản biện xã hội ở Việt Nam. Thật ra, chỉ sự ra đời của IDS cũng đã là một thành công, một kết quả đáng chú ý trong môi trường phản biện xã hội ở nước ta.

Thứ ba, những thành viên của IDS là những người ở trong nước, gắn bó với Nhà nước và Đảng. Có người từng phục vụ trong quân đội, có người từng phục vụ như là cán bộ cao cấp trong guồng máy Nhà nước, lại có người là chuyên gia về khoa học và giáo dục, v.v… Họ thật tình quan tâm đến những vấn đề vĩ mô của đất nước, bởi vì họ từng là những “diễn viên” (actors) trong kịch bản ở qui mô quốc gia và quốc tế trước đây. Có ai dám nói Gs Hoàng Tụy không có lòng với nền giáo dục nước nhà, hay có ai dám cho rằng ông Nguyễn Quang A hay Nguyễn Trung không quan tâm đến những vấn đề đối ngoại và kinh tế. Tôi nghĩ họ là những người “trí thức công cộng” (public intellectual) đúng vói ý nghĩa của chữ này. Tôi không thấy bất cứ một lí do nào để cho rằng họ không có lòng với Việt Nam.

Những phân tích trên cho chúng ta thấy những phát biểu (hay phê phán) của IDS mang tính xây dựng.

Tôi hiểu và rất thông cảm là những lời phê bình thường khó nghe và rất khó tiếp thu. Người Tàu có câu “trung ngôn nghịch nhĩ” để nói đến tình trạng khó tiếp thu những phê bình, nhất là trong bối cảnh văn hóa Á châu như ở nước ta. Thật ra, ông bà mình có câu hình tượng hơn và dễ hiểu hơn: “Thương thì cho roi cho vọt, ghét thì cho ngọt cho đường.” Đừng tự đắc vì những lời khen tặng của giới doanh nghiệp nước ngoài; hãy suy nghĩ kĩ vào những phê phán khó nghe của những người Việt Nam có lòng với quê hương.

Ở Việt Nam, các quan chức và chính quyền có quan điểm cho rằng để duy trì ổn định xã hội, cần phải hạn chế phản biện. Thật vậy, một trong những “rationale” cho Quyết định 97 hạn chế công bố phản biện là nhằm duy trì ổn định xã hội. Nhưng tôi nghĩ chưa có bằng chứng nào cho thấy hạn chế phản biện công khai là yếu tố làm cho xã hội ổn định. Thật ra, có thể suy nghĩ ngược lại: chính sự hạn chế phản biện công khai là mầm mống của những bất an xã hội. Bởi vì người dân không có cơ hội và phương tiện phát biểu ý kiến công khai, nên họ phải “phản biện chui”, tức là trên những diễn đàn không chính thống. Song song với những phản biện chui là những tin đồn nhảm nhí, lũng đoạn thông tin, biến có thành không (và ngược lại), và hệ quả là làm cho người dân hoang mang không biết đâu là thật và đâu là giả, dẫn đến bất an ngầm trong xã hội.

Những năm đầu khi mới định cư ở Úc, tôi rất ngạc nhiên về tinh thần phản biện ở đây. Báo chí, đài truyền hình, đài radio suốt ngày phê phán chính phủ hết chuyện này sang chuyện khác. Tôi ngạc nhiên là vì trong một xã hội ổn định, kinh tế phát triển, chế độ an sinh rất tốt như thế, mà họ lại vạch ra rất nhiều vấn đề. Sau này, khi tiếp cận với nền giáo dục ở đây, tôi mới nhận ra là trong nhà trường, người ta đã huấn luyện và tạo cho học sinh thói quen đặt vấn đề và tranh luận. Do đó, khi lớn lên, cho dù xã hội ổn định, nhưng đối với những người có tinh thần phản biện, họ nhìn đâu cũng thấy vấn đề. Tôi nghĩ cái “văn hóa” nhận dạng vấn đề chính là một yếu tố thúc đẩy xã hội phát triển hoàn chỉnh hơn, và cũng chính là yếu tố đưa nền khoa học phương Tây vượt hẳn so với các nước Á châu.

Viết đến đây tôi chợt nhớ một bài viết tôi đọc đâu đó mà tác giả (hình như là Umberto Eco ?) có kể lại rằng năm 1931, Chính phủ Mussolini bắt buộc tất cả 1200 giáo sư đại học trên toàn nước Ý phải tuyên thệ trung thành với Chính phủ của ông, nhưng có 12 người không chịu tuyên thệ và cả 12 giáo sư này đều bị cách chức. Tuy nhiên, chính 12 giáo sư thuộc loại “cừu đen” này lại là những người được lịch sử Ý đánh giá là đã cứu vớt danh dự của quốc gia Ý và giáo dục đại học Ý. Nếu sự việc đó là một bài học, tôi nghĩ rằng chúng ta cần những người như các thành viên trong IDS, những người dám phát biểu những ý kiến không hẳn là cùng định hướng với Nhà nước, và dám nhận lãnh trách nhiệm trước công chúng những gì họ nói. Có thể con số người như các thành viên IDS không nhiều, nhưng điều đó không quan trọng, bởi vì điều quan trọng hơn là phê bình có mục tiêu cụ thể, với định hướng có kết quả, và có lòng với đất nước.

Nguyễn Văn Tuấn
nguồn (http://tuanvannguyen.blogspot.com/2009/10/nao-la-phe-binh-thieu-xay-dung.html)

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2009

Không nên có nghị định xử phạt báo chí

Ông Lê Mạnh Hà - Ảnh: Q.T.

TT - Đó là ý kiến của ông Lê Mạnh Hà, giám đốc Sở Thông tin - truyền thông TP.HCM. Ông Hà nói:

- Theo tôi, không nên có nghị định riêng về xử phạt báo chí. Chính phủ đã có nghị định quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa - thông tin là lĩnh vực rộng, trong đó có hoạt động báo chí. Nếu thấy quy định hiện hành chưa đủ thì cơ quan quản lý có thể sửa đổi, bổ sung hoặc có văn bản hướng dẫn thêm. Tôi cho rằng nếu cần ban hành nghị định mới thì nên tập trung vào quy định xử phạt đối với các hành vi cản trở hoạt động báo chí.

* Theo dự thảo, nhà báo bị thu hồi thẻ mà vẫn tiếp tục hoạt động sẽ bị xử phạt. Việc xử phạt này có hợp lý?

- Hoạt động báo chí không phải là ngành phải có giấy phép hành nghề. Thẻ nhà báo cũng không phải là giấy phép hành nghề. Do vậy, không thể cấm người bị tước thẻ không được hoạt động báo chí. Việc cấm như vậy có thể vi phạm quyền lao động của công dân được hiến pháp và Luật dân sự quy định. Cũng cần nói thêm hiện có nhiều phóng viên hoặc cộng tác viên không có thẻ nhà báo vẫn hoạt động báo chí. Thẻ nhà báo không phải là giấy phép hành nghề.

* Dự thảo gộp chung việc xử phạt hành vi cản trở nhà báo tác nghiệp và nhà báo lạm dụng quyền hạn. Mức xử phạt hành vi cản trở nhà báo rất thấp so với hành vi nhà báo lạm dụng quyền hạn. Phải chăng đây là sự bất bình đẳng?

- Như tôi đã nói không nên có nghị định riêng về vấn đề này, càng không nên đưa việc cản trở nhà báo với vi phạm của nhà báo vào một điều khoản, thậm chí trong một nghị định. Các vi phạm của nhà báo, của hoạt động báo chí nên được điều chỉnh bởi quy định chung hiện hành.

* Bài viết không dẫn nguồn sẽ bị xử phạt. Quy định này đi ngược với Luật báo chí. Luật báo chí quy định rõ nhà báo có quyền sử dụng nguồn tin riêng của mình và chịu trách nhiệm trước nguồn tin đó...

- Nên xử phạt hành vi bịa đặt, tạo những thông tin giả. Nhà báo muốn viết tin bài phải có thông tin, có thể do chính nhà báo tìm hiểu được, có thể từ các nguồn tin của mình, từ các tài liệu công khai. Trách nhiệm của nhà báo là phải đảm bảo tính toàn vẹn của thông tin, phải trung thực, không bịa đặt. Trách nhiệm và đạo đức của nhà báo là phải bảo vệ nguồn tin. Do vậy việc xử phạt không dẫn nguồn là không thực tế và không khả thi.

Không khả thi ở chỗ một bài viết có thể có rất nhiều nguồn, không thể liệt kê ra được. Tuy nhiên nhà báo cũng cần dẫn được nguồn khi cần thiết để bảo vệ những điều mình viết ra là đúng, là không phải bịa đặt.

* Thưa ông, những cụm từ viết báo “sai sự thật”, “gây ảnh hưởng nghiêm trọng” mang tính chất chung chung, không xác định rõ, cụ thể hành vi vi phạm của nhà báo...

- Có thể chứng minh được việc viết sai sự thật nhưng cho rằng gây ảnh hưởng nghiêm trọng thì cực kỳ khó. Ví dụ như Vedan gây thiệt hại như vậy nhưng đến nay chưa ai chứng minh được họ gây thiệt hại bao nhiêu, có nghiêm trọng không. Đấy là thiệt hại về kinh tế còn dễ tính toán hơn loại thiệt hại được cho rằng do báo chí gây ra. Do vậy, cần phải xác định rõ thế nào là gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Quy định của pháp luật là phải định lượng được, không thể cảm tính. Không xác định được rõ ràng thì không nên đưa vào biện pháp chế tài.

TRUNG CƯỜNG thực hiện

(http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=341529&ChannelID=10)

Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2009

Một bài thơ hay

biensong 

Tiếng nói của thế hệ trẻ

Còn tôi hay không còn
Trước ngõ nhà em
Mỗi sáng hoa vẫn nở
Con cún có thèm hơi khách quen
Vẫn biết cọ xồm xoàm vào nỗi nhớ

Còn tôi hay không còn
Phố vẫn chật, đường vẫn đông
Những biển hiệu không ghi bằng tiếng quê hương
Vẫn khệnh khạng cứa vào nỗi nhục nhằn tuổi trẻ

Tôi phải đi
Ngay bây giờ
Trường Sa Hoàng Sa là của chúng ta
Của tuổi thơ nghe bà kể năm mươi đứa con theo Cha xuống biển
Của mòn vẹt ghế nhà trường viết thư cho các anh lính canh giữ đảo
Của những chuyến tàu chao chát yêu thương theo con sóng
Của niềm tự hào Biển bạc
Của cong oằn gánh hình chữ S

Tôi phải đi
Ngay bây giờ
Không súng ống không dao găm tôi có trái tim hình tam giác
Ba góc nhọn mài sắc thưở Bình Ngô
Không tổ chức không đồng phục tôi có mười đầu ngón tay nhỏ máu lên áo trắng nhuộm thành cờ
Vác sóng lên vai ném về phía giặc
Không hoan hô không ghi công tôi có bia thời gian ướp bằng muối
Miệng ngàn thu mặn mòi cá đói

Tôi phải đi
Ngay bây giờ
Biển chúng ta
Hải đảo chúng ta

Em đừng nép vào Tô Thị chờ chồng
Mau lấy chồng
Đẻ con
Nuôi cho lớn mau nhiều thằng tôi nữa
(Bằng sữa mẹ bằng nước vo cơm bằng cám heo cũng được
nhưng nhất định không bằng sữa bột Trung Hoa)
Thả chúng về phía biển
- Cha của mày
Đáng lẽ
Là người tử sĩ vùi sóng ở ngoài kia!

Trịnh Sơn
(sưu tầm trên mạng)

Cử chỉ thông thường của người Việt

08:44-02/10/2009

Lỗ Tấn từng viết về những người nhà quê của A Q thái hành dài bằng đốt ngón tay, trong văn chương Tự lực văn đoàn cũng có những cảnh hài hước khi muốn chế giễu những người được cho là quê mùa nào đó, ví dụ cho một anh nông dân nhảy đầm. Từ hoang dã đến con người hiện đại là quãng thời gian hàng vạn năm, rất nhiều hành vi đã ngưng đọng lại không bao giờ thay đổi nữa. Đó chính là cử chỉ thông thường của một dân tộc, không bao giờ đánh giá theo thang giá trị đẹp hay xấu.

Cũng giống như tất cả người Việt khác, tôi ít khi để ý đến hành vi thường ngày của mình, nhưng dần dà cũng có những phân biệt nhất định, nhất là khi đi sơ tán, tôi thấy người sống ở nông thôn có những cách hành xử khác với người ở thành thị. Tiếp xúc với những người thuộc các sắc tộc khác nhau, lại thấy những hành xử khác nữa, rồi gặp người nước ngoài lại là một cách sống khác. Cái gì tạo nên những phong cách sống, như một số người có đầu óc kỳ thị thường phân biệt giữa người nhà quê và người thành phố, giữa người da trắng và người da màu, mà về bản chất nó không phản ánh sự tốt xấu, sang hèn chỉ là hệ quả của cả hành trình dân tộc.

Bà tôi và những cụ già khác thường nhai trầu bỏm bẻm, khi răng yếu các cụ có chiếc cối nghiền trầu nho nhỏ và ngoáy vào đó suốt ngày. Tôi thấy một cụ già nhờ nhà sư chùa làng nhai trầu hộ, rồi bà ăn sau, một hôm nhà sư bận nên nói bà nhờ cô gái này này. Bà cụ bảo: Cô này miệng hôi tôi không ăn được. Nhà sư: Miệng tôi mới hôi, còn miệng các cô ấy thơm lắm. Bà cụ nói: Các thầy là người tu hành nên khí chất thơm tho, còn các cô ấy có tu gì đâu mà thơm hay hôi. Như vậy cách quan niệm của các cụ già xưa thật khác thường, đạo đức quyết định tất cả những phẩm chất còn lại, mà thực tế thì không hẳn như vậy. Dưới cái mũi của con người động vật nói chung rất hôi hám, nhưng chúng không liên quan gì đến giá trị thiện ác cả, và nếu có thì động vật rất thiện so với con người. Lỗ Tấn cũng viết một cách hài hước rằng có lẽ mồ hôi của cô tiểu thư thành thị thì thơm hơn mồ hôi của anh công nhân chăng?


Nụ cười thiếu nữ. Bưu ảnh Pháp đầu thế kỷ XX.

Bữa cơm gia đình. Bưu ảnh Pháp đầu thế kỷ XX.

Hay cười, xỉa răng, ngồi xổm là ba hành vi đặc trưng của người Việt, dù ngày nay đã thay đổi chút ít. Gặp bất cứ ai, dù không quen biết, người Việt có thói quen hay cười, rồi cả quen nhau rồi, mỗi khi kết thúc công việc gì đó lại cười. Bắt tay cười, mua hàng cười, nói chuyện cười, xem đám đông cười, thắng lợi cười, thất bại cũng cười... nghĩa là cười ở bất cứ đâu, với bất cứ ai, trong đó có cả cười một mình và lẩm bẩm một mình. Cười trở thành một thói quen bắt đầu cho một giao tiếp, đến nỗi nhà văn Nguyễn Huy Tưởng cho rằng hay dân tộc mình còn trẻ con. Cái cười này không nhất thiết bộc lộ niềm vui, nó giống như lời chào thôi, để kết thúc một việc, nhất là khi gặp gỡ quan lại sai nha xưa để giải quyết hành chính, cười còn có tính nịnh nọt, nhằm lấy lòng cho được việc. Song trong cuộc sống thường nhật, không nhất thiết phải cầu cạnh ai người ta vẫn cười, điều đó cho thấy cười đã trở thành một hành vi vô thức, không nhất thiết phải có việc hay thái độ gì. Cười là sự tự kỷ của người Việt.

Xỉa răng chỉ là một việc rất nhỏ sau khi ăn của người Việt, nhưng được người phương Tây nhìn nhận như một đặc trưng tính cách, như trên đã dẫn, họ cho rằng người Việt hay ăn cỗ, và ai ăn xong rồi thì được đánh dấu bằng một cái que cắm vào mồm. Hầu hết người Việt lớn lên đôi chút là chân răng thường hở, khiến cho khi ăn thức ăn giắt vào kẽ răng và phải xỉa răng. Tập tục ăn trầu có chất vôi và nhuộm răng đen làm cho răng chắc khỏe, với những ai giữ được thói quen truyền thống này thì có thể giảm xỉa răng. Tuy nhiên trong quá khứ, thuốc đánh răng và bàn chải chỉ xuất hiện khi người phương Tây sang, còn người Việt cổ chỉ có xúc miệng bằng nước chè, rượu, đánh rằng bằng than hay múi cau khô. Ngoài bốn mươi, sự lão hóa bắt đầu và răng bắt đầu rụng cũng như doãng ra, người ta buộc phải xỉa răng. Người Việt cổ già tương đối sớm, cũng như lập gia đình sớm. 50 tuổi là ra đình lên lão, 60 tuổi là hết vòng hoa giáp có thể chầu trời, 70 tuổi là rất hiếm. Tục xỉa răng không phổ biến ở người phương Tây và ngay cả người Trung Hoa, nên được coi là cử chỉ riêng của người Việt. Xỉa răng sau khi ăn thực ra liên quan đến cách thức nấu nướng hằng ngày. Chúng ta không rõ thời trung cổ người phương Tây ăn những tảng thịt nướng to tướng thì họ sẽ xử lý răng miệng thế nào, nhưng về sau nhiều các đồ ăn phương Tây chuyển sang hầm nhừ, bộ răng không quá vất vả. Món ăn Trung Hoa cũng vậy, không nhiều đồ luộc như Việt Nam. Người Việt ăn nhiều chất sơ và đồ luộc, chất sơ từ rau cỏ, lại ăn nhanh và không nhai kỹ, lại luôn mồm nói chuyện trong khi ăn, nên luôn làm cho bộ răng ngứa ngáy.

Vả lại đàn ông xỉa răng để nói nốt câu chuyện tào lao rồi uống trà, đàn bà che miệng xỉa răng lộ vẻ kín đáo.

Ngồi khoanh chân xếp bằng như tọa Thiền là tính cách riêng của người phương Đông. Đầu gối người phương Tây do quá trình sống riêng rất khó gập được như vậy. Nhưng ngay cả người phương Đông hiện đại không phải ai cũng ngồi xếp bằng được, bởi thói quen mới ngồi duỗi chân với bàn ghế cao và bệnh béo phì, còn người xưa ngồi chiếu là phổ biến. Cái chiếu phổ biến đến mức nó trở thành khái niệm tượng trưng, xác định vị thế xã hội của con người. Người ta gọi là hộ tịch, tức là góc chiếu của gia đình và cá nhân nào đó, trong đó hộ là cái cửa nhà, cái nhà, còn tịch là cái chiếu. Người đứng đầu gọi là chủ tịch, nhưng người khác gọi là tịch viên. Và người có mặt nhưng không có quyền như những người trong cuộc khác thì gọi là liệt tịch. Liệt tịch bao gồm cả con ngựa ta cưỡi đến dự một cuộc khai hội (họp), nghĩa là chúng có đến cùng với chủ nhưng không được quyền phát biểu. Ra đình bạn sẽ được ngồi xếp bằng trên một góc chiếu, đó là vị thế của bạn. Có chiếu trên chiếu dưới phân cấp. Chiếu trên thì gần bàn thờ Thánh, càng xa bàn thờ thì càng là chiếu thấp, thấp nữa là chiếu ngoài sân đình. Riêng những người làm mõ thì ngồi chiếu riêng, ăn mâm riêng được coi là những người hạ đẳng xuất thân từ dân ngụ cư. Chiếu cao hơn thì cỗ cũng to hơn, nhiều món hơn. Kẻ thấp sẽ ghen tức vì mâm kẻ cao thật nhiều sơn hào hải vị. Mới có câu Bầu dục không đến bàn thứ tám. Cái văn hóa góc chiếu giữa đình này chưa hề mất đi, ngày nay nó được thay thế bằng văn hóa phong bì, nghĩa là ăn tiệc sẽ như nhau, nhưng tiền thưởng theo đẳng cấp.

Những người yoga và những bậc Thiền sư dùng ngay thế ngồi xếp bằng đặc trưng làm kỹ thuật tu luyện, hoặc bắt chéo cả hai chân lên nhau (gọi là kiết già toàn phần), hoặc bắt một chân (kiết già bán phần) và đưa vào đó ý nghĩa mới của sự thanh tĩnh hướng nội. Cái bệ rạc nhất trở thành cái cao khiết nhất trong nháy mắt trong cùng một cử chỉ, và vì thế ngồi xếp bằng được coi là một đặc trưng phương Đông về sự an tĩnh đàng hoàng. Ở Trung Hoa, phổ biến trong thời Tần Hán là cách ngồi quỳ đầu gối, bàn ghế chưa đóng vai trò nhiều, trừ chiếc bàn thấp để uống rượu đàm đạo. Cách ngồi quỳ đã từ lâu lui vào dĩ vãng ở Trung Quốc thì vẫn còn thịnh hành ở Nhật Bản nhiều thế kỷ sau. Những người du mục Mông Cổ luôn ngồi tư thế thõng chân trên mình ngựa, khi xuống đất hoặc ngồi khoanh chân hoặc ngồi cao thõng chân xuống đất. Tất cả những tư thế trên có nguồn gốc sinh hoạt của nó, mà người Việt không có. Quỳ lạy được dùng trong tế lễ, yết kiến vua quan, không thật phổ biến trong sinh hoạt. Đại bộ phận nông dân thích ngồi xổm, tức là ngồi gập đầu gối, đít kê hòn gạch hoặc ghế đẩu, hoặc ngồi không, hoặc ngồi bệt. Ăn và ỉa đều ngồi xổm, riêng ăn thì là tư thế thông thường trong chiến tranh, cái dạ dày luôn bị ép lại, cũng phù hợp với nguồn thức ăn không dồi dào. Và ngồi xổm để đại tiểu tiện cũng dễ cho con người. Cho đến ngày nay, nông thôn đã xây nhà vệ sinh hiện đại, nhưng người ta vẫn ngồi chồm hổm trên đó.

Mất nhiệt cả ngày vào mùa đông, chịu nóng ẩm vào mùa hè, xương cốt khí chất người Việt ngày càng lỏng lẻo dù mới qua tuổi ba mươi. Họ luôn có tư thế so vai rụt cổ, khi ngồi trên ghế tựa, thỉnh thoảng phải co cả hai chân lên ôm gối. Khoa xem tướng nhận định rằng những người đầu gối quá tai ( tư thế ngồi xổm ) là tướng bần hàn suốt đời. Khi viết về người Trung Quốc, người phương Tây nhận xét rằng người Trung Quốc ít khi nhìn thẳng, hay cúi đầu cụp mắt, hệ quả của hàng ngàn năm phong kiến nô dịch. Cúi đầu, lom khom, rụt rè...thực ra là hành vi phổ biến ở người phương Đông bình dân xưa. Những tư thế ăn vào máu con người, vào thời hiện đại, khi không sợ ông vua nữa, thì họ cũng không tự tin khi đứng trước người phương Tây. Thế rồi hình thành một loại người đứng trước người Tây thì như nô lệ, đứng trước người ta lại như thực dân.

Dáng người thấp nhưng đậm, cơ bắp khỏe, người nông dân xưa đi lại luôn có xu hướng chúi về đằng trước. Dáng đi này chịu ảnh hưởng của việc liên tục gánh gồng. Gánh nước, gánh thóc, gánh củi, gánh rau cỏ, gánh phân...từ trẻ con đến người già không ai không phải làm. Đôi vai trở nên vạm vỡ, cơ ngực cũng nở nang, trừ những thời kỳ đói ăn dài, người phụ nữ Việt có bộ ngực nở hơn phụ nữ Hoa. Một số làng thay vì gánh thì đội thúng trên đầu, nhất là các bà đồng nát, nhưng người Việt cũng không thể đội lọ như những người Ấn Độ - Khmer. Người Việt cũng không quen gùi trên lưng như những sắc tộc miền núi, mà sở trường là gánh nặng và đi đường xa. Kéo xe, thồ hàng bằng xe kéo, hoặc bằng xe đạp ( thế kỷ 20 ) cũng là thói quen lao động. Chân giã gạo, tay xay cối, vai gánh nặng, lội đồng, bơi sông, trèo cây hái củi...những hành vi thường ngày có tác dụng rèn luyện sức khỏe và uốn nắn cơ thể có những thói quen ứng xử nhất định, nên khi không lao động nữa người Việt thích ngả ngốn, tưởng chừng không theo một tư thế nào nhất định, nhưng thực ra vẫn là ngồi xổm, gác chân lên bàn hoặc lên ghế, sờ soạng linh tinh, nghiêng bên nọ, ngả bên kia và thay đổi tư thế liên tục. Họ vừa thiếu lại vừa thừa năng lượng. Khí hậu nóng ẩm hay thay đổi, nhiều ruồi muỗi, khiến ai nấy luôn tay gãi và quạt. Tất cả những điều này cộng lại cho thấy rất ít người Việt có khả năng ngồi yên một chỗ năm sáu tiếng, làm nghiên cứu khoa học kiên trì ngày này qua ngày khác, theo đuổi một mục đích duy lý dài lâu. Trong suốt một ngàn năm phong kiến chỉ có hai người có khả năng ấy mà trở thành nhà nghiên cứu duy nhất, đó là Lê Quý Đôn và một người gần được như thế là Phan Huy Chú.


Bái kiến một vị quan. Bưu ảnh Pháp đầu thế kỷ XX.

Người Việt cổ vốn ít râu và lông trên người, như lông chân, lông tay, còn lông ngực rất hạn hữu. Quá trình lội bùn cày cấy và mò cua bắt ốc, những lỗ chân lông gần như bị bịt hết, lớp da của họ nhẵn thín như tráng lên đó một lớp màng ni lông nâu bóng, do vậy khả năng đổ mồ hôi khi trời mưa nắng và nóng do lao động rất chậm, trừ khu vực đầu. Đặc điểm này giúp cho cơ thể người nông dân tránh bị cảm nắng khi lội nước dầm dề, nhưng lại thường gây chướng khí trong bụng. Người Việt do đó hay bị đầy hơi chướng, hay đánh rắm bừa bãi, hay khó tiêu. Cho nên theo truyền thống phần lớn thức ăn đem luộc ít xào nướng bằng dầu mỡ và các loại ẩm thực đặc sản rất thanh nhẹ, như bánh gio, bánh cuốn, bánh tẻ. Nếu ăn xong bị đầy bụng, người ta nếu là đàn ông thường véo bảy cái vào bụng và mỗi lần véo thì hú lên một hú, còn đàn bà thì véo chín cái. Trừ tóc và bộ phận sinh dục, thì bao nhiêu lông sót trên người, người ta có xu hướng vặt bằng sạch, như lông nách. Bộ tóc được chăm chút hằng ngày, chải bằng lược thưa và lược bí răng dày. Bẩn thì gội bằng bồ kết nướng. Cả đàn ông và đàn bà đều không cắt tóc, cứ để dài, rồi búi tròn trên đỉnh đầu (gọi là Nhục kháo). Nhưng ông đồ thì chau chuốt hơn, mai tóc vắt lên tai, gọi là mai gọng kính còn móng tay có vài người không bao giờ cắt, để dài tới vài chục phân. Tất cả tóc rụng, móng tay móng chân đều phải nhặt lại. Móng sừng thì cho vào cái túi nhỏ, tóc lại thường giắt vào liếp, có thể dùng đánh gió khi cảm. Khi nào chết người ta gom tóc và móng sừng để vào áo quan. Đó là một phần của trời đất và mẹ cha cho mình không được phép vứt bỏ.

Cùng chiều với tính cách nịnh hót là tính cách ưa nịnh nọt, thích quà biếu, thích khen thưởng, thích tâng bốc cũng đồng thời thích được nghe nói dối và o bế những kẻ tâng bốc mình và không bao giờ chấp nhận phê bình. Dân tộc đã có nhiều cơ hội phát triển, nhưng rồi lại chậm lại, thậm chí thụt lùi chỉ vì những tính cách này. Đó là bài học chưa bao giờ được tiếp nhận.

Người Việt không ưa đàn ông trẻ mà để râu. Râu ria chỉ được phép để khi ngoài 40 tuổi. Nghề cạo râu, sửa tóc, lấy ráy tai có khá sớm, riêng môn cắt tóc chỉ thịnh hành khi phong trào Duy tân và Đông kinh nghĩa thục kêu gọi đổi mới. Còn nhổ lông trên người và nhổ tóc sâu, bắt chấy người ta thường làm giúp nhau như bầy khỉ. Dẫu vậy từng người một, người Việt vẫn tự ngó ngoáy vào cơ thể mình cả ngày. Ngoáy mũi, ngoáy lỗ tai, gãi đầu, nhổ lông nách và ngửi nách, quạt phành phạch. Nếu có đàn bà con gái đứng quanh thì cũng tròng ghẹo, phát vào mông, véo má, véo tai, nếu là trẻ con người ta hay cắn nhẹ vào tay và má. Tất cả các hành vi này đều mang tính vô thức, giải tỏa năng lượng thừa, tạo niềm vui trong cuộc sống thường nhật và gắn kết cộng đồng. Ai không như vậy lại thường không được ưa lắm.

Ở phương Tây nếu không phải người đồng tính người ta rất kị người cùng giới chung phòng hoặc chạm vào nhau. Số người đồng tính ở Việt Nam trong quá khứ không nhiều, trừ những người có căn đồng mà chúng ta có thể bàn sau, nhưng hiện tượng người cùng giới sống thân mật là phổ biến. Đây là một tính cách dân tộc và rất lành mạnh không liên quan gì đến đời sống tính dục. Khi bạn bè thân nhau, người ta hay thích ngủ chung giường và trò chuyện suốt đêm. Khi Khổng giáo phát triển, người ta rất kị việc nam nữ chung sống đặc biệt chưa hôn thú. Ngay với trẻ con cũng vậy, nếu đi đâu xa phải ngủ tập thể, thì nam nằm với nam, nữ nằm với nữ. Trong lối đào tạo Quan họ cổ, trẻ con lên bảy lên tám tuổi, đến nhà ông trùm bà trùm ( những bậc thầy hát Quan họ ) học hát và ngủ đêm luôn ở đó, gọi là ngủ bọn, các bé trai ngủ ở nhà ông trùm, các bé gái ngủ ở nhà bà trùm. Tuy vậy trong giao tiếp hằng ngày, người Việt không ôm hôn, không bắt tay, chào nhau thì cúi đầu, ngả mũ hoặc giơ nón mũ lên cao, đi ra xa thì vẫy tay. Con cái lớn không đứng gần và đứng trước cha mẹ, học trò luôn đi sau thầy, vợ đi sau chồng, trước mặt người lạ luôn giữ một khoảng cách, khoảng cách đó kể cả với chồng. Ở nhà thường nhật hai vợ chồng có thể ngồi cùng mâm, nhưng nếu có khách đến chơi, thì vợ và các con xuống bếp ăn, mâm trên nhà chỉ có ông chủ nhà và khách. Khi chủ nhà đi vắng, người con cả sẽ ngồi tiếp thay bố, chứ mẹ thì không. (Lưu ý rằng những tính cách ứng xử này trong thời chưa ảnh hưởng văn minh phương Tây, không phải là hiện nay).

Có lần dẫn một người bạn nước ngoài đi xem bảo tàng, anh ta thắc mắc trong các chạm khắc đình làng luôn có hình ảnh con người ngửa mặt lên trời hoặc cúi gằm xuống đất. Tôi đã xem điêu khắc đình làng nhiều lần nhưng chưa bao giờ nảy ra câu hỏi như vậy, bèn trả lời cho qua chuyện, cái này cũng giống như điêu khắc Gothic ở phương Tây, con người luôn chỉ có hai tư thế ngửa mặt lên trời cầu Thiên chúa, và cúi mặt xuống đất nhẫn nhục. Có lẽ hình ảnh con người trong chạm khắc cổ Việt Nam phản chiếu một vấn đề khác không có tính tôn giáo như nghệ thuật Gothic. Sự nhẫn nhục, phục tùng là phổ biến trong tính cách bình dân phương Đông cổ, hằng ngày, trong nghệ thuật, và cả ngày nay cũng chưa hết như vậy. Song ngửa mặt lên trời lại không phải là hành vi phổ biến, trong nghệ thuật nó chỉ là biểu hiện sự vui đùa thôi, nó thể hiện sự không coi cái gì ra gì (nhất thời), sự chế nhạo, tự tâng bốc và thỏa mãn với bản thân mình, sự điên rồ tùy hứng, bởi không mấy khi hào sảng như vậy.

Nịnh hót, xun xoe, khúm núm là hành vi hay là phẩm chất, hay đôi khi là cả hai, thì cũng rất thông thường ở người Việt. Mặc dù không ai thích như vậy, nhưng ít ai tránh khỏi vì đó là một tính cách bản năng mất rồi. Người phương Tây sang Việt Nam thế kỷ 17, 18 nhận xét rằng gặp quan lại Việt Nam không thể không có quà biếu. Trao và nhận quà biếu cũng là một tính cách dân tộc có liên hệ mật thiết với sự nịnh hót, khúm núm nói trên. Biểu cảm như thế nào còn là tùy hoàn cảnh và con người cụ thể. Hoặc may hai chiếc áo có hai vạt khác nhau như truyện dân gian về một ông quan. Lúc gặp quan trên thì mặc áo vạt trước ngắn, vì phải cúi mình, lúc gặp dân đen thì mặc áo vạt sau ngắn vì ưỡn bụng vênh vang. Cúi lưng, xoa tay, ngửa mặt đớp lời quan khách, cười nhạt nhưng niềm nở, mắt hấp háy, chân nam đá chân siêu, luống cuống làm việc nọ xọ việc kia, bưng chén hai tay, đuổi ruồi cho ngài, sửa vạt áo cho ngài, xếp lại giày cho ngài, pha trà hảo hạng, mở chai rượu mới nhãn hiệu Napoleon, ngọt giọng bảo vợ đun lại nước sôi, gọi con gái xinh đẹp ra chào khách, khen ngài dạo này trẻ khỏe, hơi gầy, nhưng nom tướng rất phát, ta thán về sự bận bịu của ngài lo việc dân việc nước... Riêng về đề tài này chỉ liệt kê chắc được một bài dài năm bảy trang.

Phan Cẩm Thượng
(http://tiasang.com.vn)

Thứ Năm, 1 tháng 10, 2009

Nhân thân và tòa án

(TuanVietNam)- Có những giá trị chung của nhân loại được cả thế giới công nhận như “pháp luật thượng tôn”. Phải chăng đưa yếu tố nhân thân tốt nhằm giảm nhẹ tội đôi khi đã làm pháp luật không còn nghiêm minh?


Đạo diễn Roman Polanski bị bắt

11590Nhân thân hay “thân” nhân tốt cũng không giúp làm “nhân chứng hay vật chứng” ủng hộ trước tòa án Hoa Kỳ, một nơi chỉ dựa vào bằng chứng, có tội hay không có tội, không dựa vào đạo đức của bị cáo hay những người quen can thiệp.

Ngày 27/09, Washington Post đưa tin, Roman Polanski – đạo diễn nổi tiếng người Mỹ, gốc Ba Lan, bị bắt vì tội quan hệ tình dục với trẻ em từ hơn 30 năm trước. Ông này đã bị cảnh sát Thuỵ Sỹ đưa vào trại hôm Thứ Bảy, 26/9/2009, khi tới dự liên hoan phim Zurich.

Ông đã thừa nhận hành vi này vào năm 1977. Tuy nhiên, Polanski đã trốn khỏi nước Mỹ nên chưa hoàn thành vụ xét xử dù ông đã sống trong tù 42 ngày để kiểm tra tâm lý. Hiện ông đang sống yên ổn tại Pháp vì giữa Pháp và Hoa Kỳ không có hiệp ước dẫn độ tội phạm.

Có vụ bắt giữ là do chính quyền Mỹ đã liệt ông vào dạng truy nã trên toàn cầu suốt từ năm 2005 tới nay. Vị đạo diễn 76 tuổi nhiều khả năng bị dẫn độ về Mỹ do yêu cầu của tòa án liên bang Hoa Kỳ.

Mấy năm trước một vị giám đốc nhà ta cũng bị xích tay khi đi dự triển lãm tại đất nước có hồ Leman thơ mộng vì đã vi phạm luật cạnh tranh của Mỹ. Anh chàng Thụy Sỹ này rất thích giúp bắt nghi phạm cho các nước khác.

Nhân thân của Polanski rất hoành tráng. Ông là người đóng góp lớn cho nghệ thuật Thứ 7 thế giới những bộ phim nổi tiếng với các giải cao trên phim trường quốc tế như Chinatown hay Rosemary’s Baby. Phim The Pianist – Dương cầm từng đoạt giải Oscar 2003 dành cho đạo diễn, nhưng lần đó ông không tới dự và ban tổ chức đã trao giải vắng mặt, chắc sợ bị cảnh sát Hoa Kỳ bắt tại Hollywood.

“Thân” nhân của Polanski còn mạnh hơn thế. Là một người nổi tiếng nên khi nghe tin ông bị bắt, ban tổ chức liên hoan phim Zurich đã bị sốc và kinh hoàng, trong khi Bộ trưởng Bộ Văn hóa Pháp choáng váng, rất lo lắng cho số phận của Polanski.

Văn phòng Tổng thống Pháp Sarkozy đang theo dõi sát vụ này vì Polanski mang cả quốc tịch Pháp. Có điều ông Sarkozy không dám nhấc điện thoại để can thiệp với tổng thống Thụy Sỹ. Tòa án nước này không có thói quen phải tư vấn chính phủ về việc bắt ai, thả ai, hay xử như thế nào.

Luật sư của Polanski đang hy vọng về sự lỏng lẻo trong hiệp định dẫn độ giữa Mỹ và Thụy Sỹ để tìm khe hở và đưa vị đạo diễn này về với gia đình bên Pháp.

Polanski không thể lẩn trốn được pháp luật. Ông bị tạm giam và ngồi suy ngẫm về những gì mình đã làm với cô bé 13 tuổi. Nhân thân hay “thân” nhân tốt cũng không giúp làm “nhân chứng hay vật chứng” ủng hộ ông trước tòa án Hoa Kỳ, một nơi chỉ dựa vào bằng chứng, có tội hay không có tội, không dựa vào đạo đức của bị cáo hay những người quen can thiệp.

Ông Huỳnh Ngọc Sỹ và PCI

11591
Hai bị cáo đứng nghe tòa tuyên án.

Thời gian này năm ngoái, báo chí rộn lên vì vụ PCI và hối lộ động trời. Thông tin từ phía Nhật Bản cho biết: trong quá trình thực hiện dự án ở Tp HCM, từ năm 2003 đến 2006, các quan chức công ty PCI khai đã 2 lần đưa hối lộ cho ông Huỳnh Ngọc Sỹ với tổng số tiền là 820.000USD (năm 2003 là 600.000USD và năm 2006 là 220.000USD) để nhận được các hợp đồng tư vấn cho dự án từ nguồn vốn ODA.

Các cơ quan pháp luật của Nhật Bản đã truy tố 4 cựu quan chức của công ty PCI về tội danh đưa hối lộ và vi phạm luật chống cạnh tranh không lành mạnh của Nhật Bản. Tại toà, cả 4 bị cáo trên đều nhận tội và khai nhận hành vi đưa hối lộ. Họ đã bị tòa án tuyên án là có tội và phạt tù.

Sau đó, ông Huỳnh Ngọc Sỹ bị bắt vì tội danh “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, không liên quan gì đến tội nhận hối lộ.

Mới đây, tòa xử ông Huỳnh Ngọc Sỹ với bản án 3 năm tù giam, số tiền cáo buộc ông Sỹ “lợi dụng” là 52 triệu đồng (khoảng gần 3000 đô la). Mặc dù trong phiên tòa đã nói rõ, vụ án 52 triệu đồng này không liên quan gì đến vụ đưa nhận hối lộ tại Đại lộ Đông – Tây (phía Việt Nam cho biết vẫn đang tiến hành dịch hàng nghìn trang tài liệu mà công tố Nhật chuyển sang để điều tra vụ đưa – nhận hối lộ của ông Sỹ trong dự án Đại lộ Đông – Tây) nhưng dư luận vẫn không khỏi ngầm so sánh với con số 820.000 USD do phía Nhật cáo giác.

Đây từng coi là vụ án trọng điểm mang tầm quốc gia và quốc tế.

Nhân thân tốt và 3 năm tù giam

Như các báo đồng loạt đưa tin, vì nhân thân tốt nên cuối cùng, ông Huỳnh Ngọc Sỹ bị tuyên án 3 năm tù. Dầu sao, đó cũng là ưu điểm của tòa án và tính nhân đạo trong xét xử của nước ta.

Tuy nhiên, phía bên kia bán cầu, nhân thân và thân nhân cao cấp không giúp gì cho Polanski. Ông đang tạm mất tự do dù hành vi phạm tội đã xảy ra 30 năm trước và đang ở một nước thứ 3. Toàn cầu hóa và hội nhập đã làm những kẻ có tội phải trồi lên mặt phẳng dù có trốn tránh ở đâu trên trái đất này.

Có những giá trị chung của nhân loại được cả thế giời công nhận như “pháp luật thượng tôn”. Một người nổi tiếng tầm cỡ như Roman Polanski, chỉ vì tưởng mình có một nhân thân nổi tiếng toàn cầu, kể cả những “thân” nhân trong Chính phủ Pháp nên đã dại dột sang Thụy Sỹ. Hiện ông đang ở nơi tạm giam để xem “Dương cầm” bên hồ Lehman.

Nếu bị dẫn độ về Hoa Kỳ, ông sẽ bị luận tội về lạm dụng tình dục trẻ em, một tội sẽ bị phạt rất nặng. Phạm tội thế nào có khung hình phạt đó được áp vào. Giải Oscar hay hàng tỷ người hâm mộ màn ảnh lớn cũng không giúp gì cho việc giảm bớt số năm ngồi bóc lịch.

Phải chăng, đó cũng là bài học kinh nghiệm khi mang yếu tố “nhân thân”, “nhân đạo” và kể cả “thân nhân” vào ngành tòa án của quốc gia nào muốn hội nhập với thế giới.

Hiệu Minh
(trích từ Vietnamnet)
Nguồn: http://tuanvietnam.net/vn/thongtindachieu//8147/index.aspx

Bàn về nhạc sến

conlua Lang thang trên mạng, vô tình đọc bài viết rất hay này của blogger Nguyễn Văn Tuấn, hình như anh là Tiến sĩ Y khoa thì phải?! Xin copy lại đây như là một món quà rất quý của cộng đồng mạng. Anh Tuấn chính là một blogger đúng nghĩa, rất tiếng tăm về tất cả mọi lĩnh vực: Chính trị, Xã hội, Y học, Văn hóa nghệ thuật, Ngoại ngữ và rất nhiều lĩnh vực khác. Các bài viết của anh thường được báo chí trong và ngoài nước trích đăng, vừa chính luận vừa phản biện. Xin trân trọng giới thiệu trang web của anh http://tuanvannguyen.blogspot.com để chúng ta có thể ghé thăm, trau giồi thêm tri thức.

Bàn về nhạc sến

Tôi không phải là fan của nhạc sến, nhưng thỉnh thoảng vẫn nghe nhạc sến. Thật ra, tôi thấy rất khó phân biệt đâu là nhạc sến, và đâu là nhạc sang, bởi vì lằn ranh quá mong manh, nhất là trong bối cảnh âm nhạc Việt Nam. Hôm nay thấy trên báo Sức khỏe và Đời sống, cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế, có bài “Nhạc sến biến dị” của Vương Tâm bàn về nhạc sến thời trước 1975 ở trong Nam. Chúng ta phải ngạc nhiên một tờ báo y tế của Bộ Y tế lại quan tâm đến… nhạc sến! Cũng là một bài báo lạ.

Nhưng trước hết, chúng ta cần phải biết “sến” là gì và nhạc sến là loại nhạc nào? Trong bài viết, tác giả không trả lời hai câu hỏi đó. Thay vào đó, tôi để ý đến đoạn như “Riêng dòng nhạc Sến, những điệu thức Bolero, Ballade... gắn với nội dung lời ca bi lụy, thất tình, đau khổ về số phận trớ trêu của kiếp nghèo, tập trung vào những chia ly và mất mát trong tình yêu. Lời hát não nề, than vãn cầu mong được bù đắp. Nhạc thì được phát triển giàu chất tự sự lê thê, buồn bã khai thác âm hưởng cổ nhạc theo hướng yếm thế, ru ngủ lòng người tạo nên cảm giác chán chường bế tắc.”

Tôi thấy một đoạn văn ngắn này có nhiều vấn đề cần phải xem xét lại. Trước hết, tôi không hiểu “điệu thức” là gì. Còn nhạc thì làm sao giàu chất tự sự được? Có lẽ tác giả muốn nói đến ca từ giàu chất tự sự chăng?

Điều làm tôi ngạc nhiên là tác giả cho rằng nhạc sến khai thác cổ nhạc! Nên nhớ rằng cổ nhạc như vọng cổ viết theo điệu ngũ cung (hò, xự, xang, xê, cống -- tương đương với ngũ hành là kim, mộc, thủy, thổ, hỏa), không phải như loại “tân nhạc” với thể điệu boléro có 7 nốt (do, re, mi, fa, sol, la, si). Mấy năm sau này tôi thấy có nhạc sĩ (như Minh Vy chẳng hạn) có công soạn tân nhạc nhưng mang âm điệu ngũ cung (như ca khúc Vọng cổ buồn chẳng hạn), và theo tôi đó là một nỗ lực rất đáng khen và khuyến khích.

Còn tác giả viết nhạc sến là những bài có điệu boléro, ballade, … chính là lấy từ chữ của một bài viết trên Thanh niên vào năm 2005. Trong bài báo trên tờ Thanh niên, tác giả Hà Đình Nguyên viết: “Chưa có một quy định "chuẩn" nào để phân biệt bản nhạc này thuộc loại "sến", bản kia không "sến" nhưng không biết do đâu mà hầu như tất cả các bản nhạc được sáng tác trước 1975 - nhất là những bản có điệu boléro, rumba, ballade... đều bị quy là nhạc sến (tiếng "sến" được hiểu theo nghĩa dè bỉu, mỉa mai, khinh thị...).”

Nếu những cho rằng chia li và mất mát trong tình yêu là “sến”, thì tôi không biết tác giả có xem nhật kí của Bác sĩ Đặng Thùy Trâm là sến không? Tôi e rằng định nghĩa “sến” của tác giả chưa ổn mấy. Thật vậy, nếu định nghĩa theo nội dung (như đau khổ về số phận, trớ trêu của kiếp nghèo, những chia ly và mất mát trong tình yêu) thì tôi nghĩ một số bài “nhạc đỏ” cũng có thể xem là … sến, vì cũng có những chia li, nhưng trắc trở trong tình yêu, thân phận trong những bài “nhạc cách mạng”.

Điều làm tôi cực kì ngạc nhiên là tác giả liệt kê ca khúc Giết người trong mộng của nhạc sĩ Phạm Duy vào hàng nhạc sến! Không hiểu tác giả bài viết có biết qua hay có nghe qua ca khúc này chưa mà nói đó là một bài nhạc sến. Xin nói cho tác giả biết rằng ca khúc này thật ra là Phạm Duy phổ từ thơ của Hàn Mặc Tử đấy. Trong bài Hành khất, thi sĩ Hàn Mặc Tử viết:

Làm sao giết được người trong mộng
Để trả thù duyên kiếp phụ phàng ?

và nhạc sĩ tài hoa Phạm Duy lấy hai câu này để viết thành một ca khúc rất hay theo nhịp 4/4. Bài đó rất thịnh hành thời trước 1975. Tôi chưa nghe ai nhận xét rằng đó là một bài nhạc sến cả.

Tưởng cần nhắc lại rằng trước đây cũng có một ông nhạc sĩ trong nước (là con của cụ Nguyễn Xiển) viết rằng ca khúc Mùa thu chết của Phạm Duy là xuyên tạc cách mạng tháng 8! Chưa hết, ông nhạc sĩ này còn viết rằng Phạm Duy từng là bộ trưởng văn hóa thời Nguyễn Văn Thiệu! Đúng là “hết ý”. Hình như mấy ông viết mà không chịu tìm hiểu hay làm nghiên cứu về chủ đề mình viết.

Đến đây thì chúng ta cần phải đặt câu hỏi “sến” là gì? Giáo sư Cao Xuân Hạo giải thích nguồn gốc chữ sến như sau: "Theo tôi, gốc của từ ‘sến’ phải bắt đầu từ chữ ‘sen’ trong nghĩa con sen, là đứa ở, con ở. [...] Từ ‘sen’ đọc trại thành ‘sến’ bởi sự khinh bỉ, là tầng lớp thấp, văn hóa kém. Còn nếu ứng dụng vào văn chương, nghệ thuật thì ám chỉ khẩu vị thấp hèn, ít có giá trị. Bàn riêng về chữ ‘sến’ trong ‘nhạc sến’, tôi nghĩ nghĩa gốc cũng vậy, không thay đổi nhiều lắm". Có thể xem thêm bài của Hoàng Phủ Ngọc Phan để biết thêm “câu chuyện”.

Báo Thanh Niên viết tiếp: "[…] Thôi thì, hễ loại nhạc nào mà các chị gánh nước mướn, các anh đạp xích lô, thợ thuyền (gọi chung là giới bình dân) khoái hát thì... đó là “nhạc sến”! Thật vậy, chúng ta chưa có một định nghĩa hoàn chỉnh nào để phân định rạch ròi giữa nhạc sến và nhạc sang. Trước năm 1975, người ta ngầm hiểu với nhau rằng “nhạc sến” chỉ những ca khúc “bình dân”, với điệu nhạc như vừa nói trên (boléro, rhumba, ballade, có khi cả slow), lời nhạc đơn giản đi thẳng vào những câu chuyện tình cảm éo le, tình nhân xa nhau (em thì ở “hậu phương”, còn anh ra “tiền tuyến”), hay chuyện cha mẹ không đồng ý cho cưới vì anh nghèo mà em thì giàu sang, v.v…

Theo tôi, nhạc sến có 3 đặc điểm chính như sau: nhạc điệu đơn giản, cách hát thì sướt mướt, và lời giản dị. Đặc điểm thứ nhất thì quá rõ ràng, vì phần lớn những bài ca mà người ta cho là sến thường dễ chơi. Chỉ cần một cây guitar là đủ. Còn âm điệu thì chỉ cần một hợp âm cũng đủ, hay nhiều lắm là 3 hợp âm. Thử so sánh bài Người yêu cô đơn với bài Áo anh sứt chỉ đường tà thì thấy bài nào dễ chơi hơn!

Đặc điểm thứ 2 là cách hát thường ngọt ngào, sướt mướt, và đau khổ. Không có cách diễn này thì không phải là nhạc sến. Nghe Chế Linh, Thanh Tuyền, Phương Dung, Hoàng Oanh, Thanh Thúy, v.v… thì sẽ thấy đặc tính này. Riêng Thanh Thúy mà ca nhạc của Trúc Phương thì ôi thôi nói mùi mẩn làm sao (và sến nữa)!

Đặc điểm thứ 3 có lẽ là “lợi hại” nhất là lời ca đơn giản, đi đẳng vào vấn đề. Nhạc sến không có những câu triết lí cao siêu, mà toàn là những câu chữ ngay cả anh tài xế xích lô và chị bán hàng cá có thể hiểu được:

Tại anh đó nên duyên mình dở dang
em nào mộng mơ quyền quý cao sang

hay

Một hôm tôi đến tìm em
để từ giã lên đường
Gửi lại phố phường
chuyện đôi mình thương mai xa cách ngàn phương
Cuộc đời sương gió,
chiến chinh nơi miền xa qua những vùng xa lạ quá
Quê hương bao la,
những chiều đóng quân ven rừng,
gặp hoa trắng ngày xưa thương em nói sao cho vừa

(bài Người em xóm đạo)

Làm sao bảo anh xích lô và chị bán bún mắm hiểu được nhưng câu như sau:

Ta thấy em trong tiền kiếp với mặt trời lẻ loi

hay

Ôm lòng đêm nhìn vầng trăng mới về
nhớ chân giang hồ
Ôi phù du
từng tuổi xuân đã già
một ngày kia đến bờ
đời người như gió qua

hay

Từ giã hoàng hôn trong mắt em
tôi đi tìm những phố không đèn

Thật ra, có mấy người gọi là (hay tự xưng là) “trí thức” hiểu được những câu trên? Tôi nghĩ không nhiều đâu. Có thể họ nghĩ rằng họ hiểu, nhưng trong thực tế thì họ không hiểu. Có phải viết ra những câu chữ làm người ta phải vò đầu bức tóc để suy nghĩ nó có nghĩa là gì là sang chăng? Tôi nghi ngờ lắm.

Người ta tưởng rằng phải dùng từ ngữ của Tây, của Tàu thì mới sang, còn nói thẳng như người Nam bộ là … sến. Đã có quá nhiều người nói những danh từ sang, những thuật ngữ khoa học, nhưng nếu hỏi thật thì có bao nhiêu người nói những thuật ngữ đó hiểu họ nói cái gì hay hiểu thuật ngữ đó có nghĩa là gì. Kinh nghiệm của tôi cho thấy con số hiểu không nhiều đâu. Nói đến đây tôi nhớ đến ngày xưa khi học toán, thầy cứ giảng “tuyến tính” và chúng tôi cứ cấm đầu cấm cổ nói “tuyến tính” mà chẳng hiểu nguồn gốc của thuật ngữ này. Đến khi sang đây, sách tiếng Anh viết rõ ràng là straightline (đường thẳng). Ôi, dễ hiểu làm sao! Đường thẳng thì nói huỵch tẹt ra là đường thẳng, mắc mớ gì mà nói tuyến tính để làm đau đầu học trò? Đọc sách Kinh Dịch của người Việt dịch tôi chẳng hiểu gì, nhưng đọc sách dịch của người Tây phương dịch thì rất dễ hiểu. Nhạc sến có ca từ đơn giản đi thẳng vào vấn đề, và theo tôi xu hướng đó không có gì là có hại cả. Vậy thì xin đừng trách sến nhé!

Trong bài báo trên Sức khỏe và Đời sống, tác giả nói đến ảnh hưởng tiêu cực của nhạc sến như sau: “Những nỗi đau yếm thế, cô đơn và than vãn trong nghèo túng là màu sắc điển hình cho dòng nhạc Sến đã làm ảnh hưởng tới tâm lý người nghe và làm thui chột những khát vọng lớn lao và hướng tới tương lai.” Nhưng rất tiếc tôi không thấy tác giả trưng bày bằng chứng cho câu phát biểu này. Theo tôi thì nhạc sến cũng có công làm giàu ngôn ngữ Việt đó chứ. Xin dẫn chứng một vài bài:

Con đường xưa em đi
vàng lên mái tóc thề
ngõ hồn dâng tái tê
anh làm thơ vu qui
khách qua đường lắng nghe
chuyện tình ta đã ghi

(bài Con đường xưa em đi)

hay

Chiều nào nâng li bôi
tình vừa mới chấp nối
chia li mà không nói nhau một lời
để rồi bao năm sau
phong sương mòn vai áo
nhớ cố nhân muốn tìm tạ lòng nhau

(bài Chuyện đêm mưa)

cũng có những ca từ trữ tình ra phết đó chứ.

Đọan này của tác giả làm tôi sợ nhất: “Các nhà quản lý văn hóa của ta rất cân nhắc trong việc cấp phép cho các ca khúc này được phổ biến ở Việt Nam. Nhưng đây là chỉ cấm đối với các ca sĩ trong nước chứ các chương trình lậu ở hải ngoại hàng ngày vẫn được đưa về.” Nghe cứ như là thời bao cấp. Câu phát biểu còn hàm ý kiểm soát và quản lí tư tưởng văn nghệ của người dân. Nếu tư tưởng là tự do hoạt động cao quí nhất của con người thì khống chế và kiểm soát tư tưởng là một hành động bỉ ổi nhất, bởi vì hành động đó làm cho người ta trở thành nô lệ (do nô lệ là người mất tự do tư tưởng). Có lẽ tác giả nghĩ rằng phải kiểm soát định hướng sáng tác, cơ quan tuyên truyền bảo phải thích hoặc ghét cuốn sách nào, khúc nhạc nào, phim nào, thì người dân sẽ thích hoặc ghét những sách đó, khúc nhạc đó, phim đó. Tôi nghĩ rằng đây là một suy nghĩ sai. Trong thực tế, chúng ta thấy sau 1975, nhiều ca khúc sáng tác trước 1975 ở miền Nam bị cấm lưu hành, nhưng trong xã hội thì những ca khúc này vẫn sống và sống mạnh, thậm chí còn lan tràn ra tận ngoài Bắc. Thử vào các quán karaoke thì biết ngay. Theo tôi, không nên tìm cách pha trộn văn chương với tuyên truyền, hay biến nghệ thuật thành chính trị được. Ngày xưa, Mạnh Tử từng nói “quân chi thị thần như thổ giới, tắc thần thị quân như khấu thù” (Vua mà coi bề tôi như cỏ rác thì bề tôi coi vua như khấu thù). Bây giờ mình không có vua với thần dân, nhưng có mấy “ông văn hóa” và người dân, và tôi nghĩ câu nói vẫn còn tính thời sự của nó.

Nguyễn Văn Tuấn
tuan.nguyen@unsw.edu.au