Thứ Năm, 11 tháng 12, 2008

Họa sĩ và ý tưởng để sáng tác

Nếu bạn không có ý tưởng cho một bức tranh, tất cả những kỹ năng vẽ tranh sẽ trở nên vô dụng. Vậy thì phải tìm những ý tưởng đó ở đâu để bạn có thể sáng tạo và phát triển các tác phẩm đặc trưng của riêng bạn? Đây là một số lựa chọn và cách thức mà bạn có thể sử dụng.

Điều cốt lõi ở đây là cần phải có thời gian để trải nghiệm. Hãy là chính mình và chấp nhận những sai sót của bản thân, phải đi đến tận cùng để biết được bạn có thể phát triển được những gì? Sử dụng mỗi ý tưởng như là những điểm khởi đầu chứ không phải là điểm kết thúc.

1. Liệt kê những lựa chọn của bạn, những điều bạn thích hoặc không thích

Bạn không thể tìm ra ý tưởng cho một bức tranh nếu không có ý tưởng về phong cách hay thể loại của bức tranh mà bạn hướng tới. Vì vậy, việc trước tiên để tìm ra ý tưởng phác họa là bạn phải liệt kê ra một loạt các lựa chọn mà bạn đang cân nhắc.

Bạn thích chủ đề/ phong cách nào? (đồng thời cũng phải liệt kê những gì bạn không thích nữa nhé!) từ đó hãy thu hẹp phạm vi lựa chọn của bạn. Ví dụ, bạn có muốn vẽ người, phong cảnh hay vẽ trừu tượng không? Bạn muốn vẽ theo phong cách nào? Chủ nghĩa hiện thực? Chủ nghĩa biểu hiện hay Chủ nghĩa trừu tượng ? Bạn sẽ dung một số màu nào đó hay dùng một màu chi phối?

Càng nhiều lựa chọn sẽ chỉ khiến ý tưởng bị tê liệt vì vậy hãy thu hẹp danh sách lựa chọn của bạn về một hoặc hai phong cách tiêu biểu nào đó và bắt đầu sáng tác.

2. Viết những ý tưởng của bạn lên giấy, một bản vẽ nháp hay sổ ghi chép

Không được nhầm lẫn hay rối loạn giữa những trang nháp được mô phỏng lại từ bản vẽ nháp nơi thường được ghi chép chỉn chu với một bức phác họa hoàn hảo nhé. Bản vẽ nháp là một công cụ chỉ để ghi chép và lưu giữ các ý tưởng chứ không phải là một trang trình bày. Những gì bạn ghi vào đó và bằng cách nào bạn thực hiện nó hoàn toàn là những ghi chú hoàn toàn cá nhân giống như một quyển nhật ký vậy.

Tôi dùng bản vẽ nháp như là một sổ ghi chép hằng ngày về những sáng tạo của mình với thật nhiều ngôn từ cũng như hình ảnh. Luôn mang theo bên bạn một sổ nháp bỏ túi và một cây bút, và có thể là bản vẽ nháp to hơn phòng hờ khi bạn muốn vẽ ngoại cảnh. Không cần phải gọn gàng ngăn nắp, bạn chỉ cần ghi lại những suy nghĩ và ý tưởng có thể sau này sẽ dùng đến.

3. Thu thập ý tưởng từ chính cuộc sống của bạn

Không cần thiết phải đi đây đi đó tìm đến những nơi vẽ ngoại cảnh mới hay những nơi mà bạn yêu thích, nơi để thu thập ý tưởng lại chính là nơi mà bạn đang sống. Phòng khách và phòng ngủ của bạn là minh chứng những tiêu chí về chính cuộc sống của bạn. Mảnh vườn là minh chứng cho những sự thay đổi theo mùa của cỏ hoa và cây cối. Một cái nhìn bao quát cảnh vật sẽ cho ta thấy được sự thay đổi liên tục trong ngày của một phong cảnh hay hình ảnh của một đô thị nào đó. Hãy thuyết phục các thành viên trong gia đình bạn ngồi làm mẫu cho bạn vẽ hay vẽ người qua lại từ một góc nhìn trong một quán càfê chẳng hạn. Hãy phác họa những vật nuôi trong nhà như chó, mèo, … lúc chúng đang ngủ. Chụp ảnh tất cả những gì có thể và dùng chúng để tham khảo nếu bạn không có nhiều thời gian để lưu lại nơi đó lâu hơn.

4. Sử dụng một ý tưởng nhiều hơn một lần

Không có một quy định nào buộc bạn chỉ sử dụng một ý tưởng cho chỉ một lần. Ngược lại, một ý tưởng hội họa có thể sử dụng để tạo ra một chuổi ý tưởng. Lấy ý tưởng từ một bức họa cũ mà bạn thích và vẽ lại theo ý của bạn, nhấn mạnh và đi xa hơn những ý tưởng vốn có, ví dụ như: dung màu sắc khác, góc nhìn khác và độ sáng khác biệt. Hãy nhìn những gì mà Monet đã làm với bức tranh cỏ khô của ông ấy bạn sẽ hiểu nên làm gì.

5. Hỏi ý tưởng từ người khác

Hãy hỏi ý tưởng của mọi người xung quanh, bạn sẽ không bao giờ biết họ có thể có những ý tưởng gì hay họ nhìn nhận các tác phẩm nghệ thuật của các tác giả khác ra sao (cả những người đương thời hay quá cố). Hãy ghi chú lại tất cả các tác phẩm đã tạo cho bạn cảm hứng hay gây sự chú ý đối với bạn. Tự vẽ ra tranh của mình từ tranh của các họa sĩ khác (nhưng phải thừa nhận tranh đó được lấy từ nguồn nào) như là điểm khởi đầu và sau đó là đưa những ý tưởng mới vào.

6. Mở rộng sự hiểu biết của bạn về lịch sử hội họa

Đừng phớt lờ các di sản hội họa dồi dào cũng như kho tàng ý tưởng mà hội họa từ các thế kỷ trước để lại. Nếu bạn lãng tránh lịch sử hội họa chỉ vì một giáo trình giảng dạy chán ngắt, hay chỉ có lý thuyết suông vậy thì hãy tiếp cận lịch sử hội họa bằng cách tìm hiểu tiểu sử của các họa sĩ hay các tài liệu, phim ảnh chiếu trên truyền hình. Thú vị hay không không phải do chủ đề mà là do cách khắc họa hay tiếp cận chủ đề làm cho nó sinh động (hay nhàm chán).

7. Không sáng tác theo kiểu máy móc rập khuôn và thử những ý tưởng trên một chất liệu khác

Thay vì thay đổi các ý tưởng bạn hãy thay đổi cách bạn phác họa chúng. Thử dùng một chất liệu mới hoặc kết hợp các chất liệu khác nhau (chất liệu hỗn hợp) để giải phóng cách làm việc máy móc của bộ não và phong cách hội họa đã phát chán ngấy của bạn. Chấm dứt tình trạng tìm kiếm loại cọ ưa dung của bạn hay vẽ lên giấy chính xác như kiểu bạn vẫn thường vẽ. Ngừng dùng ngay những sắc màu bạn ưa thích mà hãy thử sáng tạo ra một sự phối màu mới nào đó.

Tạo một sự bứt phá lớn bằng cách thử dùng chì vẽ màu nước, bút lông nước hay thử vẽ bằng sáp màu chẳng hạn. Nếu bạn thích vẽ với màu ẩm thì hãy thử làm việc với màu khô. Hoặc là thêm vào đó một loại chất liệu nhằm tăng tốc hay trì hoãn tốc độ khô cứng của sơn dầu và axit acrilic.

8. Tại sao mỗi họa sĩ cần có 1 trang blog?

Là một họa sĩ, chìa khóa để bán được nhiều tranh chính là quảng bá chúng tối đa. Internet trở thành một công cụ ngày càng phổ biến trong việc quảng bá các tác phẩm nghệ thuật độc đáo, và nếu được thực hiện đúng hướng, điều đó sẽ rất có lợi cho bạn.
Một trong những công cụ quảng bá trực tuyến hiệu quả nhất (và miễn phí!) cho các họa sĩ là blog. Blog họa sĩ giúp dễ dàng trưng bày các tác phẩm nghê thuật của bạn, thảo luận về quá trình sáng tạo của bạn, đăng các thông báo triển lãm và nhiều hơn thế nữa. Nhất là, blog không yêu cầu phải có kiến thức về HTML và các công cụ tìm kiếm lại rất thích tìm đến những nội dung của chúng.
Blog là gì và làm thế nào chúng có thể rao bán được các tác phẩm nghệ thuật của tôi?
"Blog" là một nhật ký hoặc tập hợp ghi chép trên mạng. Tác giả của một trang blog, còn gọi là Blogger, thường xuyên viết về các nội dung trên cơ sở tập trung vào một chủ đề. Những bài đăng đều đặn thu hút cảm nhận của "cộng đồng" blog bằng việc cho phép khách truy cập vào trang web đăng thông tin phản hồi cho mục ghi chép của bạn. Cách thức giao lưu này có thể thúc đẩy các mối quan hệ với các khách hàng tiềm năng, dẫn đến tăng doanh số bán tranh.
Blog cũng có khả năng lưu trữ tất cả các bài viết trước đó của bạn, tự động tạo ra một trang riêng cho mỗi mục ghi chép. Tính năng này tạo sự thuận lợi cho người mua bằng cách sử dụng các công cụ tìm kiếm tìm được tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Ví dụ, nếu bạn có một trang blog đăng bài mô tả một bức tranh về hoàng hôn Hà Nội mà bạn vừa hoàn thành, một người mua ở Châu Âu vào Google và tìm kiếm "tranh về hoàng hôn Hà Nội ", đó là một cơ hội rất tốt nếu bài viết trên blog của bạn xuất hiện cao trong bảng xếp hạng. Nhiều họa sĩ cảm thấy buồn vì các thư điện tử quảng cáo mất đi hiệu quả của nó do bị các bộ lọc thư chặn lại, cùng với các thư tiếp thị quá tải hoặc nghi ngờ có virus. Blog tạo ra một cách mới để giao tiếp với khách hàng, người hâm mộ và các chuyên gia trong ngành. Xu hướng này có thể hỗ trợ trong việc bạn nỗ lực tiếp thị qua thư điện tử bằng cách cho khách truy cập đăng nhập vào blog của bạn, để họ sẽ được thông báo bất cứ khi nào blog của bạn được cập nhật cũng như được phép truy cập tất cả các bài viết của bạn, cách này trái ngược với các bản tin điện tử thường bị xóa đi.

Làm thế nào để xây dựng blog?

1. Công cụ đăng tải blog Để bắt đầu, hãy truy cập vào một số các trang web blog miễn phí dưới đây, có tất cả các mẫu tuỳ chọn độc đáo mà ngay cả một họa sĩ cũng có thể đánh giá cao về hình ảnh tải lên và khả năng cung cấp tin tức.

  • Multiply.com
  • 360.Yahoo.com
  • Blogger.com
  • MSN Spaces
  • Live Journal

2. Chọn một tiêu đề cho blog của bạn: Tiêu đề cho blog của bạn nên ngắn gọn và có điểm nhấn. Bạn có thể sáng tạo với ngôn từ của bạn trong cách mô tả / từ khóa dòng của blog. Một tiêu đề có trọng tâm sẽ giúp đạt thứ hạng cao hơn với công cụ tìm kiếm và làm cho khách truy cập biết blog nói về chủ đề gì.
3. Chủ đề blog: Điều quan trọng là tập cho mình làm việc như là một họa sĩ chuyên nghiệp, nếu muốn sử dụng blog của bạn như là một phương tiện để bán tác phẩm nghệ thuật của mình. Chủ đề blog bao gồm cả việc bố trí và màu sắc của các trang, chất lượng các ảnh nghệ thuật được hiển thị và cách dẫn dắt chuyện trong các bài đăng blog.
Chọn mẫu blog của bạn cẩn thận và tập một thói quen xem lại blog của mình từ cương vị của một khách hàng tiềm năng. Liệu trang web nhìn đã hấp dẫn chưa? Hình ảnh các tác phẩm nghệ thuật của bạn có sẵn liên kết để xem hình phóng lớn và chi tiết không? Nội dung của bạn có nhất quán với chủ đề?
4. Viết gì trên blog? Một blog khá khi viết không theo một quy định nào hết, nhưng nếu bạn muốn thu hút và giữ được khán giả, bạn có thể cân nhắc một số đề xuất sau.

  • Bài viết của bạn luôn sáng tạo và thú vị. Lay động và gây cảm hứng cho độc giả của bạn bằng cách hãy trung thực về quá trình sáng tạo của mình.
  • Sử dụng các từ khóa trong tiêu đề blog của bạn và bài đăng. Lấy lại ví dụ đã đề cập ở trên, nếu bài viết của bạn nói về bức tranh Hà Nội, chắc chắn rằng bạn sử dụng những cụm từ chính xác trong tiêu đề và phần nội dung blog của bạn. Suy nghĩ về những gì người ta có thể gõ vào công cụ tìm kiếm để tìm ra nội dung của bạn và sau đó sử dụng những từ khóa đó trong blog của bạn. Kỹ thuật này sẽ giúp tăng thứ hạng trang của bạn trên công cụ tìm kiếm.
  • Hãy đăng bài viết hàng ngày, hoặc ít nhất hai lần một tuần. Nếu bạn đăng tải các bài viết thường xuyên trên blog, bạn sẽ thấy khách truy cập trở lại nhiều hơn, có nhiều đăng nhập vào blog của bạn và nhận xét từ khách truy cập.
  • Đọc kỹ và xem lại mục blog của bạn trước khi gửi bài. Một số blog soạn thảo theo HTML có cách tạo ra các biểu tượng lạ bằng một số ký tự và kiểm tra lỗi chính tả rất chính xác. (Lưu ý: hãy chắc rằng bạn đánh máy bài viết trên blog của bạn bằng Word hoặc các định dạng soạn thảo văn bản khác. Nhiều công cụ viết blog chủ yếu để bạn được “giải lao” sau một khoảng thời gian nào đó và bạn rất có thể mất nhiều thời gian cho nó)

5. Đăng tải blog của bạn: Cuối cùng thỉ! Blog của bạn trông rất tuyệt và có nội dung độc đáo. Bây giờ, phụ thuộc vào các công cụ viết blog mà bạn chọn, theo các bước để đăng tải nó trên World Wide Web (www.). Thử nghiệm blog của bạn bằng URL trực tuyến. Nếu tất cả các đồ họa xuất hiện một cách chính xác và các bản sao là hoàn hảo, sau đó cần chắc rằng bạn quảng bá blog của bạn trong các trang web cá nhân của mình, trong chữ ký thư điện tử và cả bằng truyền miệng nữa.

(Trích từ Marc for group vnartists - Tranh minh họa sưu tầm từ Internet)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Để ghi lời nhận xét, bạn cần phải có một tài khoản Google, hoặc Livejournal, Wordpress, Typepad, AIM hoặc OpenID đều có thể dùng được cả.