Có nhiều cái, nhiều sự việc trên đời ta thấy nó giả tạo, nhưng mà lại thật đấy, cũng vậy, nhiều việc thấy thật ghê, nhưng hoàn toàn là đồ giả, là dối trá, là dỏm không hà. Nói như vậy để biết được rằng, cái ranh giới giữa thật và giả thực ra nhỏ như một sợi tóc, thậm chí không có ranh giới nữa kìa. Bởi người ta vốn quen sống với đồ giả, rồi chính ta cũng giả luôn, lâu ngày thành thói quen, ta cứ coi đó là thật mà chẳng hề nao núng chút nào.
Nhưng đáng sợ nhất trên đời là cái tâm tính, nếu tâm tính mà giả trá thì nguy hại biết chừng nào, do vậy mà ít ra thì trong tâm tính của con người cũng nên biết phân biệt thật giả để mà noi theo, để mà nhận ra cái mặt nạ đang che trên mặt mình nó có màu gì, nó muốn nói lên điều gì. Từ đó mà ta suy diễn ra rằng, thật giả là những gì ta biết nhận thức rõ, và cái ta muốn thật hay giả đó là "do ý ta" chứ không phải do thói quen như nói ở trên.
Xét theo luân lý ở đời thì ai cũng muốn nói thật chứ chẳng ai muốn nói dối làm gì, nhưng ông bà ta có câu: "sự thật mất lòng". Nghĩ cho cùng thì cũng đúng, nhiều điều chân thật khi nói ra khiến người nghe cảm thấy đau xót, thế mà ta vẫn nói đấy, lắm khi ta nói cho hả dạ, để chọc tức hay hạ nhục kẻ khác, nhưng suy cho chín thì dù có làm thế thì ta cũng chẳng được gì, bởi trên đời này đâu phải sự thật nào cũng được phơi bày ra đâu? Cũng lại có khi biết đó là giả, đó là dối trá, nhưng ta cũng cố tình nói ra để làm vui lòng người khác, có đáng trách không nhỉ? Vì tự ta cảm thấy cái dối đó nó vô hại, nó làm vui cho người chứ có phải làm vui cho ta đâu. Do vậy mà lắm người vẫn nói. Trong sự việc này, xét thấy cái "cho người, cho ta" nó rất là quan trọng, vì nếu nói dối để mang lại niềm vui "cho ta" thì hoàn toàn không nên, vì ta đã trục lợi trên sự dối trá, còn nếu mang lại niềm vui "cho người" thì cũng không có gì đáng trách đâu, còn hơn phải nói ra những sự thật đau xé lòng người khác, phải không nhỉ? Biết vậy thì thà chẳng nói thì hơn, nhưng blogger mà không nói thì biết làm gì đây? Chẳng lẽ chỉ coi những gì người khác viết, hoặc nghe những lời người khác nói thôi hay sao?
Nhưng đáng sợ nhất trên đời là cái tâm tính, nếu tâm tính mà giả trá thì nguy hại biết chừng nào, do vậy mà ít ra thì trong tâm tính của con người cũng nên biết phân biệt thật giả để mà noi theo, để mà nhận ra cái mặt nạ đang che trên mặt mình nó có màu gì, nó muốn nói lên điều gì. Từ đó mà ta suy diễn ra rằng, thật giả là những gì ta biết nhận thức rõ, và cái ta muốn thật hay giả đó là "do ý ta" chứ không phải do thói quen như nói ở trên.
Xét theo luân lý ở đời thì ai cũng muốn nói thật chứ chẳng ai muốn nói dối làm gì, nhưng ông bà ta có câu: "sự thật mất lòng". Nghĩ cho cùng thì cũng đúng, nhiều điều chân thật khi nói ra khiến người nghe cảm thấy đau xót, thế mà ta vẫn nói đấy, lắm khi ta nói cho hả dạ, để chọc tức hay hạ nhục kẻ khác, nhưng suy cho chín thì dù có làm thế thì ta cũng chẳng được gì, bởi trên đời này đâu phải sự thật nào cũng được phơi bày ra đâu? Cũng lại có khi biết đó là giả, đó là dối trá, nhưng ta cũng cố tình nói ra để làm vui lòng người khác, có đáng trách không nhỉ? Vì tự ta cảm thấy cái dối đó nó vô hại, nó làm vui cho người chứ có phải làm vui cho ta đâu. Do vậy mà lắm người vẫn nói. Trong sự việc này, xét thấy cái "cho người, cho ta" nó rất là quan trọng, vì nếu nói dối để mang lại niềm vui "cho ta" thì hoàn toàn không nên, vì ta đã trục lợi trên sự dối trá, còn nếu mang lại niềm vui "cho người" thì cũng không có gì đáng trách đâu, còn hơn phải nói ra những sự thật đau xé lòng người khác, phải không nhỉ? Biết vậy thì thà chẳng nói thì hơn, nhưng blogger mà không nói thì biết làm gì đây? Chẳng lẽ chỉ coi những gì người khác viết, hoặc nghe những lời người khác nói thôi hay sao?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Để ghi lời nhận xét, bạn cần phải có một tài khoản Google, hoặc Livejournal, Wordpress, Typepad, AIM hoặc OpenID đều có thể dùng được cả.