Câu nói: "Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho bạn, mà hãy tự hỏi bạn đã làm được gì cho tổ quốc?" trở nên cũng khá quen thuộc với nhiều người, nhiều thế hệ. Tuy nhiên một số giáo viên hiện nay không tìm hiểu kỹ càng tác giả của câu nói này là ai, cứ nghe Nhạc sĩ Vũ Hoàng đưa vào bài hát Khát vọng tuổi trẻ do các đoàn viên TN hay hát, rồi tự nhận đó là câu nói của Bác Hồ(?!). Các thầy đã không biết nói như thế là sai, lại còn dạy các em điều ấy nên khi con gái út của tôi cùng các bạn của nó hỏi, tôi trả lời là của Tổng thống Hoa Kỳ J.F. Kennedy, chúng lại không tin, bảo là chính Thầy nó dạy như vậy. Thầy phụ trách Đoàn Thanh niên ấy.
Nay tôi phải trích dẫn từ Wikipedia phần giải thích về xuất xứ câu nói, về dịch lời và cả về chuyện bản quyền câu nói trên để những ai quan tâm muốn tìm hiểu nhận định cho rõ ràng hơn.
Dịch câu
Xin hỏi câu tiếng Anh này dịch như thế nào cho đúng: “Ask not what your country can do for you—ask what you can do for your country.”
Ở Việt Nam, phần lớn các Đoàn viên Thanh niên đều biết đến bài hát Khát vọng tuổi trẻ của nhạc sĩ Vũ Hoàng, trong đó có đoạn: "...Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay". Bạn có thể hiểu như thế.
- Casablanca1911 06:37, ngày 27 tháng 12 năm 2005
Câu này chính xác là của Tổng Thống Mỹ John F. Kennedy đọc trong lễ diễn văn nhậm chức ngày 20 tháng 1 năm 1961 nhưng không hiểu sao lại trở thành câu nói cửa miệng của nhiều Đoàn viên Việt Nam (có lẽ do lời bài hát của tác giả Vũ Hoàng). Có một điều quan trọng là hình như mọi người đang dịch sai câu này (có lẽ do thói quen). Động từ can dịch là có thể. Câu này đáng lý ra nên dịch là: "Đừng hỏi tổ quốc có thể làm gì cho bạn, hãy hỏi bạn có thể làm gì cho tổ quốc".
- linhbach 08:17, ngày 27 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Nhân đây tôi có một thắc mắc là không biết nhạc sĩ Vũ Hoàng có phạm luật vi phạm bản quyền hay không? Câu nói này là do nhạc sĩ Vũ Hoàng lấy từ Tổng thống Kennedy.
Chắc là không. Luật bản quyền hiện đại thường quy định quyền tác giả giữ tối đa trong vòng 100 năm sau khi tác giả mất. Sau thời gian đó, nó trở thành tài sản chung của nhân loại. Xem quyền tác giả, phạm vi công cộng, công ước Bern, ...
- Trần Thế Trung (thảo luận) 11:34, ngày 27 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Năm Kennedy nói câu này là 1961, đến nay chưa tròn nửa thế kỷ. Vậy ông ta vẫn được coi là người giữ bản quyền câu này. Tôi nghĩ tác giả Vũ Hoàng cần phải chú thích rõ câu này lấy từ đâu trong bài hát của mình mới gọi là fairplay. Nếu không dễ bị xem là đạo văn của người khác. 210.245.31.17 12:33, ngày 27 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Một câu nói thì không bao giờ được coi là một tác phẩm hoàn chỉnh, cho nên không thể đặt ra vấn đề bản quyền ở đây. Theo điều 102 khoản a)- của luật quyền tác giả Hoa Kỳ thấy: "Luật quyền tác giả bảo hộ tác phẩm nguyên thuỷ độc đáo hoàn chỉnh của tác giả đã được định hình dưới bất kỳ một dạng vật chất thể hiện hữu hình nào hiện đã được biết hoặc sẽ được phát triển trong tương lai, mà từ các dạng vật chất thể hiện hữu hình này tác phẩm có thể được cảm nhận, tái bản, hoặc phổ biến khác hoặc là trực tiếp hoặc là với sự trợ giúp của các máy móc thiết bị..." và khoản b)- "Trong bất kỳ trường hợp nào sự bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm nguyên thuỷ độc đáo hoàn chỉnh của tác giả không mở rộng đến các ý tưởng, các biện pháp, phương pháp, nguyên lý hoạt động, khái niệm, quy luật, phát minh, không phân biệt hình thức mà chúng được miêu tả, giải thích, minh hoạ hoặc diễn đạt trong tác phẩm đó". Cũng không thể nói là Tổng thống Kennedy đã phát minh ra câu nói này và câu nói đó hoàn toàn có thể có những người khác nói trước cả ông này. Cho nên, không thể nói rằng Vũ Hoàng "đạo văn" Kennedy. Vương Ngân Hà 11:43, ngày 02 tháng 1 năm 2006 (UTC)
(Trích Wikipedia)
Nay tôi phải trích dẫn từ Wikipedia phần giải thích về xuất xứ câu nói, về dịch lời và cả về chuyện bản quyền câu nói trên để những ai quan tâm muốn tìm hiểu nhận định cho rõ ràng hơn.
Dịch câu
Xin hỏi câu tiếng Anh này dịch như thế nào cho đúng: “Ask not what your country can do for you—ask what you can do for your country.”
Ở Việt Nam, phần lớn các Đoàn viên Thanh niên đều biết đến bài hát Khát vọng tuổi trẻ của nhạc sĩ Vũ Hoàng, trong đó có đoạn: "...Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay". Bạn có thể hiểu như thế.
- Casablanca1911 06:37, ngày 27 tháng 12 năm 2005
Câu này chính xác là của Tổng Thống Mỹ John F. Kennedy đọc trong lễ diễn văn nhậm chức ngày 20 tháng 1 năm 1961 nhưng không hiểu sao lại trở thành câu nói cửa miệng của nhiều Đoàn viên Việt Nam (có lẽ do lời bài hát của tác giả Vũ Hoàng). Có một điều quan trọng là hình như mọi người đang dịch sai câu này (có lẽ do thói quen). Động từ can dịch là có thể. Câu này đáng lý ra nên dịch là: "Đừng hỏi tổ quốc có thể làm gì cho bạn, hãy hỏi bạn có thể làm gì cho tổ quốc".
- linhbach 08:17, ngày 27 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Nhân đây tôi có một thắc mắc là không biết nhạc sĩ Vũ Hoàng có phạm luật vi phạm bản quyền hay không? Câu nói này là do nhạc sĩ Vũ Hoàng lấy từ Tổng thống Kennedy.
Chắc là không. Luật bản quyền hiện đại thường quy định quyền tác giả giữ tối đa trong vòng 100 năm sau khi tác giả mất. Sau thời gian đó, nó trở thành tài sản chung của nhân loại. Xem quyền tác giả, phạm vi công cộng, công ước Bern, ...
- Trần Thế Trung (thảo luận) 11:34, ngày 27 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Năm Kennedy nói câu này là 1961, đến nay chưa tròn nửa thế kỷ. Vậy ông ta vẫn được coi là người giữ bản quyền câu này. Tôi nghĩ tác giả Vũ Hoàng cần phải chú thích rõ câu này lấy từ đâu trong bài hát của mình mới gọi là fairplay. Nếu không dễ bị xem là đạo văn của người khác. 210.245.31.17 12:33, ngày 27 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Một câu nói thì không bao giờ được coi là một tác phẩm hoàn chỉnh, cho nên không thể đặt ra vấn đề bản quyền ở đây. Theo điều 102 khoản a)- của luật quyền tác giả Hoa Kỳ thấy: "Luật quyền tác giả bảo hộ tác phẩm nguyên thuỷ độc đáo hoàn chỉnh của tác giả đã được định hình dưới bất kỳ một dạng vật chất thể hiện hữu hình nào hiện đã được biết hoặc sẽ được phát triển trong tương lai, mà từ các dạng vật chất thể hiện hữu hình này tác phẩm có thể được cảm nhận, tái bản, hoặc phổ biến khác hoặc là trực tiếp hoặc là với sự trợ giúp của các máy móc thiết bị..." và khoản b)- "Trong bất kỳ trường hợp nào sự bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm nguyên thuỷ độc đáo hoàn chỉnh của tác giả không mở rộng đến các ý tưởng, các biện pháp, phương pháp, nguyên lý hoạt động, khái niệm, quy luật, phát minh, không phân biệt hình thức mà chúng được miêu tả, giải thích, minh hoạ hoặc diễn đạt trong tác phẩm đó". Cũng không thể nói là Tổng thống Kennedy đã phát minh ra câu nói này và câu nói đó hoàn toàn có thể có những người khác nói trước cả ông này. Cho nên, không thể nói rằng Vũ Hoàng "đạo văn" Kennedy. Vương Ngân Hà 11:43, ngày 02 tháng 1 năm 2006 (UTC)
(Trích Wikipedia)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Để ghi lời nhận xét, bạn cần phải có một tài khoản Google, hoặc Livejournal, Wordpress, Typepad, AIM hoặc OpenID đều có thể dùng được cả.