Tôi thường rất lấy làm căm phẫn khi đọc những mẩu tin anh em đánh nhau, anh em đưa nhau ra tòa, anh em giành giật chiếm đoạt nhau thứ này thứ khác... Mỗi lần đọc những tin đại loại như thế, tôi tức muốn điên người lên được. Chẳng phải vì tôi lấy luân lý ra mà dạy đời đâu, vì tôi còn phải học ở đời rất nhiều, học chứ chẳng phải là dạy. Tôi có nỗi bất hạnh là không được làm thầy sau những lần hồ sơ gọi vào trường sư phạm đã gởi về nhưng hoàn cảnh đã khiến tôi dây dưa rồi trôi tuột khỏi tầm tay, cho nên không được dạy, chứ chẳng phải là "mất" đâu nhé! Có được dạy đâu mà mất? Tôi không dám đem luân lý ra mà so sánh, nhưng tôi nhận thấy rằng, luân lý là một cái vốn rất quý, và tình cảm anh em cũng thế, cũng thiêng liêng và cao quý như vậy.
Ngay từ nhỏ, chúng tôi đã dị ứng với tiếng "tui" khi xưng hô với nhau, anh em là anh em, bao nhiêu tuổi cũng phải xưng hô như thế, bạc đầu cũng vẫn anh ơi chị ơi em đây... Vợ chồng cũng vậy, khi cãi nhau cũng phải là anh anh em em chứ xưng hô bằng tui là không yên đâu nhé! Cái tiếng anh anh em em nó tạo cho chúng ta một cảm giác êm ái và yêu thương biết chừng nào. Do vậy mà mỗi khi nghe anh em ruột xưng hô với nhau ông - tui hoặc thậm chí tao - mày tôi thấy nó lạ lẫm làm sao ấy, lạ lẫm vì tiếng mẹ đẻ mình đã cưu mang hai chữ anh - em sao không biết đem ra mà xài? Uổng quá đi phải không?
Tình anh em - nghĩa huynh đệ thiết nghĩ chúng ta đã biết, đã nghe quá nhiều ngay từ tấm bé cho đến khi trưởng thành nên tôi cũng mạn phép không nhắc lại làm gì, nhưng sau khi lục lại hơn nghìn tấm ảnh cưới con trai thứ của tôi vừa rồi, tôi chợt thấy mấy tấm ảnh rất cảm động này...
Trời nắng, nhà đám không thể dựng cái lọng vì lấn lòng đường giao thông nên người anh cả cầm dù ra đứng che nắng cho hai em suốt cả buổi. Nhìn lại thấy mà thương quá, thấy xúc động quá. Thấy làm anh thật khó mà cũng thật là dễ, chỉ cần những cử chỉ nhỏ nhoi ấy thôi cũng đủ nói lên biết bao nhiêu lời...
Ông bà ta thường nói: "Không cho ruột ăn, nhưng động tới ruột thì ruột đau" là vậy đó, cái tình máu mủ ruột thịt không có gì ví được, so sánh được, nó được cảm nhận bằng những gì thiêng liêng nhất của một con người, và vì thế mà nó vô giá. Người anh không chỉ là người sinh trước em, lớn hơn em vài tuổi, mà người anh cũng còn là người thầy của em ngay từ khi còn thơ, đi học, làm bài vở, không biết gì, không hiểu gì thì cứ anh ơi, chị ơi, chỉ cho em cái này, bày cho em cái kia... Nhờ đó mà qua từng ngày lớn lên, kiến thức ta được vững vàng hơn trước, người anh, người chị có khác chi người thầy đâu? Do vậy mà trong ngày Nhà Giáo năm nay, tôi nảy ra cái ý để viết entry này như một lời biết ơn anh chị tôi ngày xưa, anh chị chúng ta ngày xưa, ít nhiều gì thì cũng đã dạy ta, ít nhiều gì thì anh chị cũng là thầy của ta là vậy.
Vậy thì hỡi ai đó, nếu có đọc qua cái entry này thì cũng xin hãy ngẫm lại mình một tí đi nhé! Hãy luôn là anh anh em em với nhau nhé! Hãy luôn nhớ đến anh chị mình với những tình cảm thiêng liêng trân trọng nhất đấy nhé! Một chữ cũng là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy, phải thế không nhỉ?
Ngay từ nhỏ, chúng tôi đã dị ứng với tiếng "tui" khi xưng hô với nhau, anh em là anh em, bao nhiêu tuổi cũng phải xưng hô như thế, bạc đầu cũng vẫn anh ơi chị ơi em đây... Vợ chồng cũng vậy, khi cãi nhau cũng phải là anh anh em em chứ xưng hô bằng tui là không yên đâu nhé! Cái tiếng anh anh em em nó tạo cho chúng ta một cảm giác êm ái và yêu thương biết chừng nào. Do vậy mà mỗi khi nghe anh em ruột xưng hô với nhau ông - tui hoặc thậm chí tao - mày tôi thấy nó lạ lẫm làm sao ấy, lạ lẫm vì tiếng mẹ đẻ mình đã cưu mang hai chữ anh - em sao không biết đem ra mà xài? Uổng quá đi phải không?
Tình anh em - nghĩa huynh đệ thiết nghĩ chúng ta đã biết, đã nghe quá nhiều ngay từ tấm bé cho đến khi trưởng thành nên tôi cũng mạn phép không nhắc lại làm gì, nhưng sau khi lục lại hơn nghìn tấm ảnh cưới con trai thứ của tôi vừa rồi, tôi chợt thấy mấy tấm ảnh rất cảm động này...
Trời nắng, nhà đám không thể dựng cái lọng vì lấn lòng đường giao thông nên người anh cả cầm dù ra đứng che nắng cho hai em suốt cả buổi. Nhìn lại thấy mà thương quá, thấy xúc động quá. Thấy làm anh thật khó mà cũng thật là dễ, chỉ cần những cử chỉ nhỏ nhoi ấy thôi cũng đủ nói lên biết bao nhiêu lời...
Ông bà ta thường nói: "Không cho ruột ăn, nhưng động tới ruột thì ruột đau" là vậy đó, cái tình máu mủ ruột thịt không có gì ví được, so sánh được, nó được cảm nhận bằng những gì thiêng liêng nhất của một con người, và vì thế mà nó vô giá. Người anh không chỉ là người sinh trước em, lớn hơn em vài tuổi, mà người anh cũng còn là người thầy của em ngay từ khi còn thơ, đi học, làm bài vở, không biết gì, không hiểu gì thì cứ anh ơi, chị ơi, chỉ cho em cái này, bày cho em cái kia... Nhờ đó mà qua từng ngày lớn lên, kiến thức ta được vững vàng hơn trước, người anh, người chị có khác chi người thầy đâu? Do vậy mà trong ngày Nhà Giáo năm nay, tôi nảy ra cái ý để viết entry này như một lời biết ơn anh chị tôi ngày xưa, anh chị chúng ta ngày xưa, ít nhiều gì thì cũng đã dạy ta, ít nhiều gì thì anh chị cũng là thầy của ta là vậy.
Vậy thì hỡi ai đó, nếu có đọc qua cái entry này thì cũng xin hãy ngẫm lại mình một tí đi nhé! Hãy luôn là anh anh em em với nhau nhé! Hãy luôn nhớ đến anh chị mình với những tình cảm thiêng liêng trân trọng nhất đấy nhé! Một chữ cũng là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy, phải thế không nhỉ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Để ghi lời nhận xét, bạn cần phải có một tài khoản Google, hoặc Livejournal, Wordpress, Typepad, AIM hoặc OpenID đều có thể dùng được cả.