Hầu như trong chúng ta ai cũng biết đến gã khách kỳ dị này, từ đứa bé mới chào đời cho đến ông cụ già sắp xuống lỗ ai cũng có thể gặp gã. Chẳng ai có cảm tình với gã cả, vì hình như gã chẳng bao giờ đem lại điều gì tốt lành cho ta, thế mà gã cứ xồng xộc đến, chẳng ai mời cũng đến thăm. Đúng gã là một vị khách bất lịch sự!
Nói đến đây chắc bạn biết gã ấy là ai rồi... Cái việc gã đến thăm mỗi người chúng ta thì chẳng ai mong mỏi cả, ngoại trừ những kẻ thất tình tuyệt vọng trong lúc hoang mang cùng cực, tìm đến với gã như là để giải thoát chứ hầu như ai còn có chút lý trí thì chẳng bao giờ muốn gặp mặt gã làm gì. Thế mà gã vẫn cứ đến mới ức chứ! Đúng là đồ bất lịch sự!
Biết là đồ bất lịch sự nhưng chúng ta buộc lòng phải gặp mặt gã, chẳng sớm thì muộn, không thể nào thoát khỏi bàn tay láu cá của gã, cũng như cái lưỡi hái mà gã cầm trên tay. Chán thiệt đấy!
Nếu biết rằng ngày mai ta chết,
Ta sẽ sẵn sàng đón nhận nó,
Như bóng đêm đón lấy ánh mặt trời...
Đó là những cái chết cao cả cho lý tưởng, khi người ta biết được mình phải chết, thì người ta đâu ngán phải gặp gã, vì cái lý tưởng ấy cao hơn cõi nhân sinh rất nhiều. Chết như thế thì cũng sướng, nhưng mấy ai trong chúng ta dám đón nhận điều ấy nhỉ? Tham sống, sợ chết, đó là cái lẽ bình thường của mỗi con người.
Sợ chết, nhưng thế nào cũng phải gặp nó. Cái vị khách không mời mà đến này như án ngữ ngay trên đường ta đi, phân chia rạch ròi những gì hiện có trước và sau khi chết. Khi còn sống ta đã làm được gì? Thì khi chết ta cũng chỉ nhận được thế ấy mà thôi. Nhưng tóm lại, chết nghĩa là hết sạch, chẳng còn cóc khô gì. Từ đó mà con người ta mới cảm nhận ra rằng: Vật chết để da, người ta chết để tiếng là vậy! Ta có để lại được tí "da" nào như con vật không nhỉ? Cũng chưa biết nữa! Alexandre Đại Đế ngày xưa tung hoành ngang dọc, thâu tóm gần hết Châu Âu và Vùng Tiểu Á, Cận Đông, thế mà đến lúc sắp qua đời, ông bảo cận thần rằng khi ông chết, hãy khoét hai lỗ bên hông quan tài để thò hai bàn tay ông ra ngoài, chứng tỏ cho mọi người biết rằng khi nằm xuống hai tay ông cũng chỉ trống trơn, không còn gì cả! (Cái tích này nghe kể lại thôi, chứ chẳng biết là chính xác Alexandre Đại Đế hay không?!), nhưng rõ ràng trong chúng ta ai cũng thế. Chết là hết! Gặp cái thằng cha khó ưa bất lịch sự ấy, nghĩa là xong!
Mới đầu ngày mà nghe chuyện này thấy chán nhỉ? Ô hô, chẳng qua là hôm trước đi dự đám tang và mình nghe bài giảng về vị khách bất lịch sự không mời mà đến này nên kể ra cho vui vậy thôi, chứ biết bao nhiêu triết gia hiện sinh đã bàn về vấn đề này rồi cũng không hết chứ đừng nói chi là cái thằng tôi đây, muốn nhắc lại một chút cho vui í mà, để mình biết mình cần phải làm gì, để một mai lỡ có gặp cái gã khách bất lịch sự kia thì mình cũng nhẹ nhàng nói như Trịnh Công Sơn: Những cận kề từ nay khép lại, thân nhẹ nhàng như mây... thôi. Phải, ai cũng muốn nhẹ nhàng như thế thôi.
Nói đến đây chắc bạn biết gã ấy là ai rồi... Cái việc gã đến thăm mỗi người chúng ta thì chẳng ai mong mỏi cả, ngoại trừ những kẻ thất tình tuyệt vọng trong lúc hoang mang cùng cực, tìm đến với gã như là để giải thoát chứ hầu như ai còn có chút lý trí thì chẳng bao giờ muốn gặp mặt gã làm gì. Thế mà gã vẫn cứ đến mới ức chứ! Đúng là đồ bất lịch sự!
Biết là đồ bất lịch sự nhưng chúng ta buộc lòng phải gặp mặt gã, chẳng sớm thì muộn, không thể nào thoát khỏi bàn tay láu cá của gã, cũng như cái lưỡi hái mà gã cầm trên tay. Chán thiệt đấy!
Nếu biết rằng ngày mai ta chết,
Ta sẽ sẵn sàng đón nhận nó,
Như bóng đêm đón lấy ánh mặt trời...
Đó là những cái chết cao cả cho lý tưởng, khi người ta biết được mình phải chết, thì người ta đâu ngán phải gặp gã, vì cái lý tưởng ấy cao hơn cõi nhân sinh rất nhiều. Chết như thế thì cũng sướng, nhưng mấy ai trong chúng ta dám đón nhận điều ấy nhỉ? Tham sống, sợ chết, đó là cái lẽ bình thường của mỗi con người.
Sợ chết, nhưng thế nào cũng phải gặp nó. Cái vị khách không mời mà đến này như án ngữ ngay trên đường ta đi, phân chia rạch ròi những gì hiện có trước và sau khi chết. Khi còn sống ta đã làm được gì? Thì khi chết ta cũng chỉ nhận được thế ấy mà thôi. Nhưng tóm lại, chết nghĩa là hết sạch, chẳng còn cóc khô gì. Từ đó mà con người ta mới cảm nhận ra rằng: Vật chết để da, người ta chết để tiếng là vậy! Ta có để lại được tí "da" nào như con vật không nhỉ? Cũng chưa biết nữa! Alexandre Đại Đế ngày xưa tung hoành ngang dọc, thâu tóm gần hết Châu Âu và Vùng Tiểu Á, Cận Đông, thế mà đến lúc sắp qua đời, ông bảo cận thần rằng khi ông chết, hãy khoét hai lỗ bên hông quan tài để thò hai bàn tay ông ra ngoài, chứng tỏ cho mọi người biết rằng khi nằm xuống hai tay ông cũng chỉ trống trơn, không còn gì cả! (Cái tích này nghe kể lại thôi, chứ chẳng biết là chính xác Alexandre Đại Đế hay không?!), nhưng rõ ràng trong chúng ta ai cũng thế. Chết là hết! Gặp cái thằng cha khó ưa bất lịch sự ấy, nghĩa là xong!
Mới đầu ngày mà nghe chuyện này thấy chán nhỉ? Ô hô, chẳng qua là hôm trước đi dự đám tang và mình nghe bài giảng về vị khách bất lịch sự không mời mà đến này nên kể ra cho vui vậy thôi, chứ biết bao nhiêu triết gia hiện sinh đã bàn về vấn đề này rồi cũng không hết chứ đừng nói chi là cái thằng tôi đây, muốn nhắc lại một chút cho vui í mà, để mình biết mình cần phải làm gì, để một mai lỡ có gặp cái gã khách bất lịch sự kia thì mình cũng nhẹ nhàng nói như Trịnh Công Sơn: Những cận kề từ nay khép lại, thân nhẹ nhàng như mây... thôi. Phải, ai cũng muốn nhẹ nhàng như thế thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Để ghi lời nhận xét, bạn cần phải có một tài khoản Google, hoặc Livejournal, Wordpress, Typepad, AIM hoặc OpenID đều có thể dùng được cả.