Có người cho rằng: Càng về già càng lẩm cẩm. Kẻ khác lại cho rằng: Càng già thì càng tinh tường. Thế thì đâu là đúng? Biết tin ai đây nhỉ?
Kể ra thì người thứ nhất nói cũng đúng. Già rồi, suy nghĩ lắm khi cổ hủ, không theo kịp thời đại, thành ra nhìn đời đôi lúc hụt hẫng, chông chênh trong cả suy nghĩ và hành động, do đó mà sinh ra lẩm cẩm. Nhiều kẻ còn cao giọng bảo: Sao xa lộ rộng thênh thang không đi mà cứ theo những lối mòn quanh co gập ghềnh cổ hủ. Đúng là lẩm cẩm rồi. Nhưng xét cho cùng thì cái xa lộ rộng thênh thang kia cũng do từ con đường mòn mà có, từ con đường quanh co gập ghềnh ấy, sau khi được nắn lên từng ngày bằng mồ hôi, bằng nước mắt, bằng kinh nghiệm xương máu, mới có được hôm nay cho ta thênh thang bước đi. Vui bước trên đường rộng mà quên đi lối mòn xưa là không phải, vì tương lai phía trước mặt nào ai biết được có những gì? Cần phải có những kinh nghiệm, những lẩm cẩm ấy làm hành trang cho ta đi tới là vậy.
Nhưng người thứ hai nói cũng chẳng sai đâu. Càng già thì kinh nghiệm càng nhiều, mồ hôi xương máu làm hành trang cũng khá rồi, cho nên nhìn đời bằng ánh mắt tinh tường hơn là thế. Lắm người trẻ tự cho mình là tinh anh, mới thành công được đôi chút đã tưởng mình đang đứng trên chóp vũ trụ mà quên rằng chỉ sẩy chân một chút là xong. Họ quên rằng những người già đã trải qua bao gian nan khốn khó, do vậy tích lũy trong đầu óc rất nhiều thứ mà giới trẻ cần phải học hỏi, những thứ ấy người ta gọi bằng kinh nghiệm, và kinh nghiệm không phải bỏ tiền ra mà mua được đâu, lắm khi bỏ ra bằng xương máu, bằng cả danh dự nữa mới có được. Do vậy ánh mắt người già tinh tường là thế, thận trọng là thế.
Nói đến đây thì chúng ta sẽ cảm nhận được một điều, biên giới già - trẻ thật ra rất mong manh, trong cả suy nghĩ và trong cả cách diễn đạt. Sự tinh tường hay lẩm cẩm đều hiện diện trong cả hai thế hệ chứ không phải riêng già hay trẻ. Máy tính có cái phím F5 thật là hay, để nó refresh mọi thứ cho tươi mới. Chúng ta cũng thế thôi, cần phải biết làm mới mỗi ngày để nhận ra rằng, sự tích lũy kiến thức chúng ta nhận được quanh mình, cho dù là nhận được từ đâu, từ quan hệ cộng đồng, giao tiếp, sách vở, báo chí, net, blog như là những chất xúc tác làm tươi mới tinh thần mỗi ngày cũng quan trọng cho cả già lẫn trẻ. Già mà vẫn biết học hỏi và làm mới mỗi ngày thì vẫn là ông già trẻ. Trẻ mà lười học hỏi và tự đổi mới mình mỗi ngày thì sẽ là một đứa trẻ già là vậy.
Quan niệm như thế thì mọi người sẽ cho rằng Papi là chú già hay chú trẻ nhỉ?
Trẻ thiệt ấy chứ! :D
Kể ra thì người thứ nhất nói cũng đúng. Già rồi, suy nghĩ lắm khi cổ hủ, không theo kịp thời đại, thành ra nhìn đời đôi lúc hụt hẫng, chông chênh trong cả suy nghĩ và hành động, do đó mà sinh ra lẩm cẩm. Nhiều kẻ còn cao giọng bảo: Sao xa lộ rộng thênh thang không đi mà cứ theo những lối mòn quanh co gập ghềnh cổ hủ. Đúng là lẩm cẩm rồi. Nhưng xét cho cùng thì cái xa lộ rộng thênh thang kia cũng do từ con đường mòn mà có, từ con đường quanh co gập ghềnh ấy, sau khi được nắn lên từng ngày bằng mồ hôi, bằng nước mắt, bằng kinh nghiệm xương máu, mới có được hôm nay cho ta thênh thang bước đi. Vui bước trên đường rộng mà quên đi lối mòn xưa là không phải, vì tương lai phía trước mặt nào ai biết được có những gì? Cần phải có những kinh nghiệm, những lẩm cẩm ấy làm hành trang cho ta đi tới là vậy.
Nhưng người thứ hai nói cũng chẳng sai đâu. Càng già thì kinh nghiệm càng nhiều, mồ hôi xương máu làm hành trang cũng khá rồi, cho nên nhìn đời bằng ánh mắt tinh tường hơn là thế. Lắm người trẻ tự cho mình là tinh anh, mới thành công được đôi chút đã tưởng mình đang đứng trên chóp vũ trụ mà quên rằng chỉ sẩy chân một chút là xong. Họ quên rằng những người già đã trải qua bao gian nan khốn khó, do vậy tích lũy trong đầu óc rất nhiều thứ mà giới trẻ cần phải học hỏi, những thứ ấy người ta gọi bằng kinh nghiệm, và kinh nghiệm không phải bỏ tiền ra mà mua được đâu, lắm khi bỏ ra bằng xương máu, bằng cả danh dự nữa mới có được. Do vậy ánh mắt người già tinh tường là thế, thận trọng là thế.
Nói đến đây thì chúng ta sẽ cảm nhận được một điều, biên giới già - trẻ thật ra rất mong manh, trong cả suy nghĩ và trong cả cách diễn đạt. Sự tinh tường hay lẩm cẩm đều hiện diện trong cả hai thế hệ chứ không phải riêng già hay trẻ. Máy tính có cái phím F5 thật là hay, để nó refresh mọi thứ cho tươi mới. Chúng ta cũng thế thôi, cần phải biết làm mới mỗi ngày để nhận ra rằng, sự tích lũy kiến thức chúng ta nhận được quanh mình, cho dù là nhận được từ đâu, từ quan hệ cộng đồng, giao tiếp, sách vở, báo chí, net, blog như là những chất xúc tác làm tươi mới tinh thần mỗi ngày cũng quan trọng cho cả già lẫn trẻ. Già mà vẫn biết học hỏi và làm mới mỗi ngày thì vẫn là ông già trẻ. Trẻ mà lười học hỏi và tự đổi mới mình mỗi ngày thì sẽ là một đứa trẻ già là vậy.
Quan niệm như thế thì mọi người sẽ cho rằng Papi là chú già hay chú trẻ nhỉ?
Trẻ thiệt ấy chứ! :D
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Để ghi lời nhận xét, bạn cần phải có một tài khoản Google, hoặc Livejournal, Wordpress, Typepad, AIM hoặc OpenID đều có thể dùng được cả.