Đột nhiên mấy ngày nay nhận được cùng lúc mấy message của các bạn trẻ hỏi cùng một đề tài: - Theo chú, người ta thường bảo : "Theo chồng bỏ cuộc chơi, có nên không?" Bạn khác lại viết: "Con V bạn cháu kỳ này theo chồng bỏ cuộc chơi rồi..." Bạn khác lại nói: "Sức mấy mà theo chồng bỏ cuộc chơi? Lấy chồng rồi có thêm tay chơi mới để chơi tiếp nữa chứ!" Theo chú như vậy có đúng không?
Hm... Chắc là vào mùa cưới cuối năm đây nên cháu nào cháu nấy sắp sửa lên xe hoa, cứ phân vân mãi về câu hỏi này, làm như lão già Papi này là chuyên viên tâm lý không bằng? Nhưng thôi, mình cũng cố dựa vào chút ít kinh nghiệm và hiểu biết để chia sẻ cùng các cháu và mọi người vậy, nếu có sai thì cũng xin ai đó đừng chửi là được. Ơ, mà có chửi cũng không sao! Chú già vui tính mà!
Trước hết, ta hãy hiểu "cuộc chơi" đây nghĩa là thế nào đã?
Một số người lầm tưởng từ này có nghĩa là "cuộc ăn chơi" nên một số bạn trẻ ham chơi cho rằng cứ ăn chơi cho đã đi, đến khi lấy chồng thì không còn được ăn chơi như trước nữa, vì phải sống trong vòng cương tỏa lễ giáo nhà chồng, cũng như mái ấm gia đình với lắm điều lo nghĩ nên đâu phải ăn chơi dễ dàng như trước. Quan niệm này hiểu sai ý nghĩa của từ "cuộc chơi" nhưng đúng cho việc nhận thức về bổn phận và trách nhiệm của một người vợ, một bà nội tướng trong gia đình. Chấp nhận theo chồng bỏ cuộc chơi đúng là vậy.
Đừng lầm nhé!
"Cuộc chơi" đây không phải là "những cuộc ăn chơi bù khú" mà chính là những "công trình đấu tranh dang dở trong xã hội để mưu cầu những sự tốt đẹp cho thế hệ trẻ", thí dụ như các chương trình hành động vì người nghèo, vì HIV, vì AIDS, vì mưu cầu sống đẹp trong giới trẻ, chia sẻ, truyền bá những kinh nghiệm, kỹ năng trên blog... Do vậy mà những người này vẫn dũng cảm nói "lấy chồng nhưng KHÔNG bỏ cuộc chơi" là vậy! Cao quý lắm đó chớ! Không bỏ cuộc chơi chẳng phải là ăn chơi tiếp tục đâu, mà lại tiếp tục cống hiến cho đời, cho những lý tưởng cao đẹp là thế!
Có bạn trẻ đã hiểu sai nghĩa của từ "cuộc chơi" lại còn cao giọng nói rằng: "Lấy chồng nhưng tao không bỏ cuộc chơi đâu chúng mày ạ, tao còn kéo thêm tay chơi mới (chồng) vào nữa chứ!" Quan niệm như thế này là lầm to. Chuyện hôn nhân không phải là trò đùa, lấy chồng là để mưu cầu hạnh phúc và thánh hiến tình yêu cao đẹp chứ có phải lấy chồng để ăn chơi đâu?! Với lại chồng mình có phải chịu ăn chơi như mình không đã nhé! Gặp người chồng nghiêm chỉnh thì đừng mong mà nói chuyện ăn chơi bù khú thoải mái như trước kia đâu. Còn như nếu trước kia đã ăn chơi nhiều rồi, nay lấy anh chồng khù khờ, kéo vào ăn chơi tiếp cho đủ tay, thì chẳng chóng thì chày cái ngôi nhà hạnh phúc ấy sẽ sụp xuống cái rụp ngay, vì tiền đâu mà ăn chơi mãi thế? Rồi con với cái thấy bố mẹ ăn chơi như thế chúng sẽ coi bố mẹ ra gì, chưa nói đến gia đình nhà chồng nào mà không có nguyên tắc lễ nghĩa, có phải dễ dàng để cho ta ăn chơi thoải mái như thế hay không? Nếu bạn trẻ nào còn có ý nghĩ này thì nên quên đi nhé! Cái thảm họa gia đình đang ở trước mặt cho các tay chơi này đấy! Cứ thử nghiền ngẫm lại thì biết ngay thôi! Ai cũng có một thời vui chơi đáng nhớ, chuyện vui chơi thời trai trẻ không có gì đáng trách, nhưng cái hay của mỗi người là phải biết dừng lại lúc nào.
Do vậy mà khi bảo "Theo chồng, bỏ cuộc chơi không?" thì chúng ta cần phải hiểu theo hai nghĩa tích cực và tiêu cực mà tôi đã nói ở trên. Ăn chơi quá chỉ đưa con người ta đến chỗ tha hóa mà thôi. Còn tham gia cuộc chơi trên trường đời để mưu cầu hạnh phúc cho thế hệ trẻ thì thiết nghĩ lấy chồng hay là không, vẫn tiếp tục cái "cuộc chơi" cao quý ấy để làm đẹp cho đời là vậy. Xin hiểu lại cho đúng đi nhé!
Hm... Chắc là vào mùa cưới cuối năm đây nên cháu nào cháu nấy sắp sửa lên xe hoa, cứ phân vân mãi về câu hỏi này, làm như lão già Papi này là chuyên viên tâm lý không bằng? Nhưng thôi, mình cũng cố dựa vào chút ít kinh nghiệm và hiểu biết để chia sẻ cùng các cháu và mọi người vậy, nếu có sai thì cũng xin ai đó đừng chửi là được. Ơ, mà có chửi cũng không sao! Chú già vui tính mà!
Trước hết, ta hãy hiểu "cuộc chơi" đây nghĩa là thế nào đã?
Một số người lầm tưởng từ này có nghĩa là "cuộc ăn chơi" nên một số bạn trẻ ham chơi cho rằng cứ ăn chơi cho đã đi, đến khi lấy chồng thì không còn được ăn chơi như trước nữa, vì phải sống trong vòng cương tỏa lễ giáo nhà chồng, cũng như mái ấm gia đình với lắm điều lo nghĩ nên đâu phải ăn chơi dễ dàng như trước. Quan niệm này hiểu sai ý nghĩa của từ "cuộc chơi" nhưng đúng cho việc nhận thức về bổn phận và trách nhiệm của một người vợ, một bà nội tướng trong gia đình. Chấp nhận theo chồng bỏ cuộc chơi đúng là vậy.
Đừng lầm nhé!
"Cuộc chơi" đây không phải là "những cuộc ăn chơi bù khú" mà chính là những "công trình đấu tranh dang dở trong xã hội để mưu cầu những sự tốt đẹp cho thế hệ trẻ", thí dụ như các chương trình hành động vì người nghèo, vì HIV, vì AIDS, vì mưu cầu sống đẹp trong giới trẻ, chia sẻ, truyền bá những kinh nghiệm, kỹ năng trên blog... Do vậy mà những người này vẫn dũng cảm nói "lấy chồng nhưng KHÔNG bỏ cuộc chơi" là vậy! Cao quý lắm đó chớ! Không bỏ cuộc chơi chẳng phải là ăn chơi tiếp tục đâu, mà lại tiếp tục cống hiến cho đời, cho những lý tưởng cao đẹp là thế!
Có bạn trẻ đã hiểu sai nghĩa của từ "cuộc chơi" lại còn cao giọng nói rằng: "Lấy chồng nhưng tao không bỏ cuộc chơi đâu chúng mày ạ, tao còn kéo thêm tay chơi mới (chồng) vào nữa chứ!" Quan niệm như thế này là lầm to. Chuyện hôn nhân không phải là trò đùa, lấy chồng là để mưu cầu hạnh phúc và thánh hiến tình yêu cao đẹp chứ có phải lấy chồng để ăn chơi đâu?! Với lại chồng mình có phải chịu ăn chơi như mình không đã nhé! Gặp người chồng nghiêm chỉnh thì đừng mong mà nói chuyện ăn chơi bù khú thoải mái như trước kia đâu. Còn như nếu trước kia đã ăn chơi nhiều rồi, nay lấy anh chồng khù khờ, kéo vào ăn chơi tiếp cho đủ tay, thì chẳng chóng thì chày cái ngôi nhà hạnh phúc ấy sẽ sụp xuống cái rụp ngay, vì tiền đâu mà ăn chơi mãi thế? Rồi con với cái thấy bố mẹ ăn chơi như thế chúng sẽ coi bố mẹ ra gì, chưa nói đến gia đình nhà chồng nào mà không có nguyên tắc lễ nghĩa, có phải dễ dàng để cho ta ăn chơi thoải mái như thế hay không? Nếu bạn trẻ nào còn có ý nghĩ này thì nên quên đi nhé! Cái thảm họa gia đình đang ở trước mặt cho các tay chơi này đấy! Cứ thử nghiền ngẫm lại thì biết ngay thôi! Ai cũng có một thời vui chơi đáng nhớ, chuyện vui chơi thời trai trẻ không có gì đáng trách, nhưng cái hay của mỗi người là phải biết dừng lại lúc nào.
Do vậy mà khi bảo "Theo chồng, bỏ cuộc chơi không?" thì chúng ta cần phải hiểu theo hai nghĩa tích cực và tiêu cực mà tôi đã nói ở trên. Ăn chơi quá chỉ đưa con người ta đến chỗ tha hóa mà thôi. Còn tham gia cuộc chơi trên trường đời để mưu cầu hạnh phúc cho thế hệ trẻ thì thiết nghĩ lấy chồng hay là không, vẫn tiếp tục cái "cuộc chơi" cao quý ấy để làm đẹp cho đời là vậy. Xin hiểu lại cho đúng đi nhé!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Để ghi lời nhận xét, bạn cần phải có một tài khoản Google, hoặc Livejournal, Wordpress, Typepad, AIM hoặc OpenID đều có thể dùng được cả.